Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại ko đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến

Đề bài: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại ko đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên

[toc:ul]

Bài mẫu số 1: Nghị luận ý kiến của Nguyễn Văn Siêu “Văn chương có loại đáng thờ...”

Nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam, những năm tháng chiến tranh gian khổ, nếu những người cầm bút chỉ chăm chú câu từ và hình thức tác phẩm, văn học Việt Nam liệu có những tác phẩm như Chiếc lược ngà, Những đứa con trong gia đình, Tây Tiến,...hay không?

Bài làm

M. Gooky từng khẳng định"Văn học là nhân học". Văn chương chân chính luôn có một sứ mệnh cao cả của mình. Chính vì thế, Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Nguyễn đã từng có ý kiến “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Ý kiến của ông hiểu như thế nào mới là đầy đủ và đúng đắn?

Nguyễn Văn Siêu đã đưa ra quan niệm cá nhân vô cùng sâu sắc. Trong quan niệm ấy, ông có nhắc đêm “Văn chương chuyên chú ở văn chương”, “văn chương chuyên chú ở con người”. Hai loại văn chương đó được hiểu như thế nào?

“Văn chương chuyên chú ở văn chương” là loại chương chỉ chăm chút ở câu chữ, tìm những chữ thật kêu, những điển tích cổ bí ẩn... Đó là loại văn chương thuần tuý, thuần túy về hình thức, không cần biết nội dung, về tư tưởng. “Văn chuyên chú ở con người” thì khác, là loại hình văn chương viết lên từ cuộc sống của con người, hướng đến con người, vì con người. Như vậy, câu nói của Nguyễn Văn Siêu mang ý nghĩa: Văn chương có giá trị thực sự khi lấy đề tài cảm hứng từ con người và vì con người. Quan niệm đó là đúng đắn.

Đầu tiên, ông nói “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương" Ông thẳng thắn phủ nhận giá trị của loại văn chương không đem đến bất cứ thứ gì cho con người. Văn chương như thế là loại “không đáng thờ” không đáng để đọc, để học hỏi.

Quả thực, văn chương sẽ chẳng là gì nếu không vì cuộc đời mà có. Văn chương đâu cần đến những người thợ khéo tay mà văn chương chỉ cần những khối óc của những “kĩ sư tâm hồn”. Văn chương chân chính bắt nguồn từ cuộc sống, gắn bó với cuộc sống và "vị nhân sinh". Nó không phải những đóa hoa hữu sắc vô hương, vô cảm với đời. Một tác phẩm văn chương thực sự phải có cả nội dung và hình thức. Hình thức câu từ chau chuốt thôi không đủ để làm lên giá trị đích thực của 1 áng văn chương. Văn chương chỉ biết lấy chủ nghĩa duy mĩ làm đích thì có đáng thờ chăng? “Văn chương phải có quan hệ với đời” (Ngô Thi Sĩ ) và “ Cuộc đời là nơi đi tới cũng là điểm khởi đầu của văn chương” (Tố Hữu). Hành trình của văn chương suy cho cùng là hành trình từ trái tim đến trái tim. Văn chương phải gửi gắm những nội dung, tình cảm sâu sắc mới có thể kết nối người với người.

"Bài thơ anh làm chỉ một nửa mà thôi

Còn một nửa do mùa thu làm lấy"

(Chế Lan Viên)

Kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” là kết quả những lần xông pha nơi chiến trận tìm hiểu, ghi chép của L. Tônxtôi vĩ đại. Cũng như Nguyễn Du, nếu không sống, chứng kiến và đồng cảm trân trọng con người trong xã hội bấy giờ, liệu chúng ta có "Truyện Kiều" lưu danh ngàn đời như hôm nay?

Nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam, những năm tháng chiến tranh gian khổ, nếu những người cầm bút chỉ chăm chú câu từ và hình thức tác phẩm, văn học Việt Nam liệu có những tác phẩm như Chiếc lược ngà, Những đứa con trong gia đình, Tây Tiến,...hay không? Cuộc đời cũ vốn cuồn cuộn sóng gió bão táp, đau khổ ngày đêm cứ đổ dồn dập vào con người, vào nhân loại. “Văn phải chở đạo”, phải làm cho con người tốt hơn, hoàn thiện hơn hay ít ra cũng bắt gặp mình trong đó thì đấy mới là “văn đáng thờ”.

Nói “Văn chương đáng thờ” Nguyễn Văn Siêu muốn khẳng định giá trị của văn chương. Văn chương phải vì con người, vì cuộc sống con người, là chiếc đũa thần gợi mở trong con người những cái đẹp cái hay mà triệt tiêu những gì xấu xa, có hại. Văn chương phải hướng đến Chân - Thiện- Mĩ phải khơi ở lòng người những tình cảm nhân ái, phải đem đến cho con người một cái nhìn mới. Thuần tuý dùng kĩ thuật chạm trổ cầu kì, ngôn từ hoa mĩ không thôi người ta sẽ đọc rồi nhanh chóng quên đi, nhà văn không phải nhà văn nữa.

Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định "Văn chương đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Giống như Thạch Lam từng tâm sự : "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc đựơc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Không có tác phẩm văn chương nào có thể sống được trong lòng người đọc mà không có hình tượng của con người, không viết về con người. Ví như Chí Phèo của Nam Cao, Chị Dậu của Ngô Tất Tố, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu cũng là những tác phẩm văn chương nổi bật về nghệ thuật ngôn từ. Nhưng nếu không có hình tượng Chí Phèo quen thói rạch mặt ăn vạ, khát khao cuộc sống bình thường, không có chị Dậu kiên cường, không có người đàn bà hàng chài thấu tình đạt lí đằng sau cái vẻ ngoài xấu xí thô kệch và không có những câu chuyện về bi kịch cuộc đời những con người khốn khổ ấy, liệu người đọc có nhớ đến và trân trọng giá trị của những tác phẩm ấy hay không?

Văn chương là nghệ thuật, nó tìm kiếm, sáng tạo cái đẹp nhưng không thể có một cái đẹp thuần tuý lung linh nào ngoài thế giới con người. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân nghệ thuật ngôn từ đẹp đến như vậy nhưng nếu thiếu đi hình tượng ông lái đò, tác phẩm ấy sẽ không còn trọn vẹn nữa. Thực ra, văn chương chuyên chú ở văn chương và “văn chương chuyên chú ở con người” là hai mặt kết hợp trong 1 áng văn chương. “Văn chương chuyên chú ở con người” nhưng không hề quay lưng với cái Đẹp, và ngược lại. Một tác phẩm có giá trị không bao giờ là một tác phẩm thô vụng về ý thức và sơ sài về tư tưởng, nội dung.

Cái tâm là nguồn nuôi dưỡng để phát huy cái tài. Anh có tài làm thơ, tài viết văn chau chuốt đến đâu mà dửng dưng vô cảm trước đồng loại, trước cuộc đời thì anh cũng không thể là nhà văn, nhà thơ chân chính. Lịch sử văn học có biết bao người không hề có ý định làm văn, làm thơ nhưng lại là những người nghệ sĩ lớn. Văn chương chân chính là văn chương sẽ sống mãi với trái tim con người, nghệ thuật vị nhân sinh mới xứng đáng là nghệ thuật chân chính.

Bài mẫu số 2: Phát biểu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu "Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ...”

Văn chương chuyên chú ở văn chương là loại văn chương không có nhiều ý nghĩa đối với con người. Những tác phẩm kiểu này giống như một bài hát nghe thì có vẻ dễ nghe, bắt tai nhưng ngôn từ của nó thì lại chẳng có ý nghĩa gì, chỉ một vài ba câu chữ ghép hết sức giản đơn và tẻ nhạt

Bài làm

Mỗi người nghệ sĩ tùy theo phong cách nghệ thuật cá tính sáng tạo và tư tưởng thẩm mĩ mà có những quan niệm riêng về văn chương. Có người cho rằng văn chương không phải từ người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, mà văn chương phải là sự khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Hay có người lại cho rằng văn chương phải là sự thoát ly hay lãng sự lãng quên, nhưng cũng có người cho rằng văn chương phải là những sự thật ở đời,phải là những tiếng đau khổ phát ra từ những kiếp lầm than. Với Nguyễn Văn Siêu, ông cho rằng “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loai chuyên chú ở con người”. Nguyễn Văn Siêu đã bày tỏ quan điểm của mình về văn chương. Theo ông thì văn chương có hai loại là văn chương đáng thờ và văn chương không đáng thờ. Văn chương không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú văn chương, còn văn chương đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.

Vậy chúng ta hiểu như thế nào về văn  chương chỉ chuyên chú ở  văn chương? Văn chương chuyên chú ở văn chương là loại văn chương không có nhiều ý nghĩa đối với con người. Những tác phẩm kiểu này giống như một bài hát nghe thì có vẻ dễ nghe, bắt tai nhưng ngôn từ của nó thì lại chẳng có ý nghĩa gì, chỉ một vài ba câu chữ ghép hết sức giản đơn và tẻ nhạt.  Sức mạnh của văn chương đã được rất nhiều người khẳng định, Thạch Lam từng nói văn chương là “một thứ khí giới thanh cao mà đắc lưc” nó khiến cho tâm hồn con người thanh lọc và cũng vạch trần xã hội giả dối. Thế nhưng khi văn chương không chuyên chú đến con người thì đó không còn là văn chương thực sự nữa. Vì văn chương có chức năng giáo dục, nhận thức mà thẩm mỹ đối với con người. Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển những câu chuyện ngắn trên mạng được đăng tràn lan. Ở đó ta có thể bắt gặp những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình. Nhưng với cách viết chú trọng vào hình thức văn bản mà không chú trọng đến nội dung ý nghĩa của nó. Vả lại trước khi viết một tác phẩm hay làm bất cứ một việc gì việc đầu tiên chúng ta cần xác định chính là đối tượng của tác phẩm ấy là ai. Nếu không xác định được điều đó thì một tác phẩm văn chương viết ra chẳng dành cho ai, chẳng biết là dành cho độ tuổi nào thì đó không phải là loại văn chương đáng để con người ta tôn thờ.Thể loại văn chương này chỉ chạy theo thị hiếu của con người, nó sáo rỗng vô cùng.

Ngược lại chúng ta có thể hiểu rằng văn chương đáng được tôn thờ là văn chương chuyên chú ở con người. Đó là những tác phẩm thực sự có giá trị nghệ thuật , giá trị nhân văn sâu sắc.  Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn chương  chân chính đó phải là tiếng nói hơi thở của cuộc sống đời thường đưa ra nhiệm vụ phản ánh hiện thực cho văn chương. Yêu cầu này đòi hỏi ở nhà văn một sự tinh tế nhạy cảm thức nhận  các giác quan rất cao để có thể quân sự cuộc sống nhập thân vào cuộc sống để khám phá tìm tòi. Một tác phẩm ưu tú "không đem đến một cách cho người đọc sự thoat ly hay sự quên" nó đem đến cho người đọc hơi thở nhịp đạp của chính cuộc đời cho người đọc những "bài học trông nhìn và thưởng thức" (Theo dòng). "Tác phẩm văn nghệ phải thể hiến sự sống thật hơn là sự sống bình thường cô đọng hơn khái quát hơn cao hơn cuộc sống mà văn là cuộc sống" (Trường Chinh). Người nghệ sĩ phải nhận thức phản ánh cuộc sống có lý tưởng chứ không phải mình họa lý tưởng cuộc sống. Lý tưởng nằm ngay trong cuộc sống chứ không tách ra khỏi cuộc sống không khiến người ta toát ly  hay quên lãng. Văn chương chân chính không phải là công thức sao chép nô lệ hiện thực mà phải thể hiện sự sáng tạo độc đáo nghiêm túc của ngời nghệ sĩ. Quá trình sáng tạo ấy là quá tình nhà văn gom góp nhặt nhạnh chắt chiu những mảnh đời những số phận thu nhận vào mình muôn vẻ của cuộc sống ngoài kia để trải nghiệm chúng. Chỉ có công phu và sáng tạo như vậy tác phẩm văn chương mới chở đi được linh hồn của cuộc sống bắt người đọc phải hướng về cuộc đời mà tìm kiếm khám phá say mê. Văn chương chân chính nhất định không phải là thứ  văn dễ dãi người đọc không hiểu gì. Trong nền văn học Việt Nam ta có biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đáng tôn thờ vì nó luôn chú trọng đến con người. Ví dụ như Vợ Nhặt của Kim Lân là văn chương đáng tôn thờ vì  tác phẩm ca ngợi được vẻ đẹp tình thương mến lá lành đùm lá rách của nhân dân ta luôn tỏa sáng kể cả trong hoàn cảnh khó khăn của nạn đói. Đó còn là vẻ đẹp đất nước, sự tự hào về truyền thống văn hóa, về tinh thần yêu nước và căm thù giặc, về tự tôn dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ thời Nguyễn Trãi, Nguyễn Du với tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều cho đến Hồ Chí Minh, Nam Cao, Tố Hữu… đều lấp lánh những áng văn chương đáng tôn thờ đến ngàn đời.

Như vậy, có thể thấy Nguyễn Văn Siêu thật tinh tế và đưa ra được quan điểm đúng đắn về văn chương. Để rồi, người viết cũng như người đọc biết cách sáng tạo, lựa chọn những tác phẩm văn chương thực sự hữu ích, có ý nghĩa, những tác phẩm văn chương đáng được tôn thờ

Bài mẫu số 3: Nghị luận về văn chương “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ...”

Một tác phẩm văn chương đáng tôn thờ bao giờ cũng xác định được đối tượng trước khi viết. Những tác phẩm văn chương ấy phải hướng đến con người, không văn hoa sáo rỗng, không mơ mộng, không dùng những câu văn mỹ miều mà chẳng có ý nghĩa gì

Bài làm

Sách là một nguồn tri thức quý báu của nhân loại nhưng cũng có loại sách xấu và loại sách tốt, con người sống ở đời cũng có người xấu và người tốt. Văn chương cũng vậy, nó cũng có loại đáng tôn thờ và loại không đáng tôn thờ. Bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu từng nhân định rằng: “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.

Xét nhận định trên ta có thể thấy rằng tác giả muốn thể hiện quan niệm của mình về văn chương. Không phải cứ văn chương là nên tôn thờ, không phải một tác phẩm văn chương nào cũng hướng cho con người ta đến những giá trị tốt đẹp. Nếu như người viết chỉ chú trọng vào những câu văn xáo rỗng, để ý tới nghệ thuật nhiều hơn là nội dung, câu văn mỹ miều nhưng lại không hề có ý nghĩa thì đó không phải là tác phẩm mà ta đáng tôn thờ. Trái lại những tác phẩm văn chương mà chú trọng đến con người, lấy nghệ thuật và nội dung để chuyển tải những triết lí sống, những cuộc đời của con người thì đó mới là văn chương đáng tôn thờ.

Văn chương chuyên chú ở văn chương là loại văn chương không có nhiều ý nghĩa đối với con người. Những tác phẩm kiểu này giống như một bài hát nghe thì có vẻ bắt tai đấy nhưng ngôn từ của nó thì lại chẳng có ý nghĩa gì, chỉ một vài ba câu chữ ghép lại chẳng có ý nghĩa mấy. Sức mạnh của văn chương đã được rất nhiều người khẳng định, Thạch Lam từng nói văn chương là “một thứ khí giới thanh cao mà đắc lưc” nó khiến cho tâm hồn con người thanh lọc và cũng vạch trần xã hội giả dối. Thế nhưng khi văn chương không chuyên chú đến con người thì đó không còn là văn chương thực sự nữa. Vì văn chương có chức năng giáo dục, nhận thức mà thẩm mỹ đối với con người. Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển những câu chuyện ngắn trên mạng được đăng tràn lan. Ở đó ta có thể bắt gặp những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình. Nhưng với cách viết chú trọng vào hình thức văn bản mà không chú trọng đến nội dung ý nghĩa của nó. Vả lại trước khi viết một tác phẩm hay làm bất cứ một việc gì việc đầu tiên chúng ta cần xác định chính là đối tượng của tác phẩm ấy là ai. Nếu không xác định được điều đó thì một tác phẩm văn chương viết ra chẳng dành cho ai, chẳng biết là dành cho độ tuổi nào thì đó không phải là loại văn chương đáng để con người ta tôn thờ.

Trái lại, những tác phẩm văn chương đáng tôn thờ là những tác phẩm biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và nghệ thuật, lấy cái nghệ thuật để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa và tư tưởng cảm quan của mình. Một tác phẩm văn chương đáng tôn thờ bao giờ cũng xác định được đối tượng trước khi viết. Những tác phẩm văn chương ấy phải hướng đến con người, không văn hoa sáo rỗng, không mơ mộng, không dùng những câu văn mỹ miều mà chẳng có ý nghĩa gì. Trong nền văn học Việt Nam ta có biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đáng tôn thờ vì nó luôn chú trọng đến con người. Ví dụ như Vợ Nhặt của Kim Lân là văn chương đáng tôn thờ vì  tác phẩm ca ngợi được vẻ đẹp tình thương mến lá lành đùm lá rách của nhân dân ta luôn tỏa sáng kể cả trong hoàn cảnh khó khăn của nạn đói. Đó còn là vẻ đẹp đất nước, sự tự hào về truyền thống văn hóa, về tinh thần yêu nước và căm thù giặc, về tự tôn dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ thời Nguyễn Trãi, Nguyễn Du với tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều cho đến Hồ Chí Minh, Nam Cao, Tố Hữu… đều lấp lánh những áng văn chương đáng tôn thờ đến ngàn đời.

Như vậy có thể thấy, nhận định của Nguyễn Văn Siêu về văn chương thật đúng đắn và chính xác. Văn chương cũng có loại tốt và loại không tốt, loại đáng tôn thờ và loại không đáng tôn thờ. Một tác phẩm văn chương đáng tôn thờ phải là một tác phẩm để lại cho đời, cho người nhiều giá trị tốt đẹp, nhiều ý nghĩa khuyên răn con người sống hướng thiện.

Bài mẫu số 4: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ...”

Lịch sử văn học đã từng ghi lại hiện tượng dường như vô lí: có những nhà văn lớn đã tuyên bốnhững lời giống như phủ nhận văn chương, nhưng họ vẫn thật sự là lớn, với sự nghiệp sáng tác bất hủ; lại có không ít cây bút có tài, coi văn chương là trên hết, nhưng không có nổi những sáng tác có giá trị.

Bài làm

Mục đích và ý nghĩa của sáng tác văn chương là gì? Giá trị thật sự của văn chương là ở đâu? Những câu hỏi ấy thường đặt ra đối với người cầm bút xưa và nay.

Vào giữa những năm ba mươi của thế kỉ XX, văn học nước ta đã nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi về chính vấn đề đó: "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh"? Thực ra, không phải tới bây giờ, vấn đề cơ bản, quan trọng hàng đầu của lí luận văn học đó mới được đặt ra và mới có những câu trả lời khác nhau của hai phải có hai quan điểm văn chương khác nhau. Từ xưa, cha ông ta đã từng suy nghĩ và phát biểu ý kiến về vấn đề này. Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) - một danh sĩ đời Nguyễn, văn chương nổi tiếng như Cao Bá Quát và được nhiều người đương thời gọi là "thần Siêu, thánh Quát" - đã nói rất rõ quan điểm của ông: "Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không dáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người."

Thế nào là văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương"? Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống, đến vận mệnh con người, không có trách nhiệm xã hội nào.

Biểu hiện của khuynh hướng nàycũng đa dạng với những mức độ nặng nhẹ, mức độ tự giác khác nhau, trong những thời đại văn học khác nhau, thuộc những trào lưu khác nhau...

Đối với những văn nhân, thi nhân thời xưa thì "chuyên chú ở văn chương" có nghĩa là chỉ chăm chú gò câu đẽo chữ, tìm chữ cho kêu, đặt câu cho khéo, đối cho thật chỉnh, âm điệu thật réo rắt... Hoặc chỉ miệt mài với những trò tiểu xảo cầu kì, như dùng điển tích lắt léo, gieo vần oái oăm, nghĩ ra những kiểu thơ rắc rốikì khu. Hoặc chỉ biết ngâm vịnh phù phiếm, thơ chỉ toàn có Máy, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông... Hồ Chí Minh đã từng nhận xét loại "thơ xưa" thiên về yêu cảnh thiên nhiên đẹp mà không chuyên chú đến cuộc đời, đến vận mệnh con người đó...

Quan điểm "nghệ thuật vì nghệ thuật" của khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam trước 1945 là biểu hiện tự giác của loại văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương" nói trên. Các nghệ sĩ lãng mạn Việt Nam tuyên bố "văn chương là văn chương”nghĩa là văn chương không dính dáng đến cuộc sống, đến xã hội, nó chỉ biết đi tìm cái đẹp và nó chỉ là nó. Một nhà thơ lãng mạn đã viết:

Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi

Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, nhưng cần chi?

Tôi chỉ là một khách tình SI

Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ.

                                                                (Li Tao – ThếLữ)

Đoạn thơ đã đặt ra một định nghĩa về người nghệ sĩ: đó là người khách tình si ham cái đẹp, chỉ có một thiên chức: đi tìm cái đẹp và phụng sự nghệ thuật, chứ không bận tâm đến một trách nhiệm xã hội nào. Có điều là trên thực tế, các cây bút lãng mạn đó không phải chỉ biết săn tìm cái đẹp và dửng dưng trước niềm vui, nỗi buồn của con người đương thời và vì thế, văn học lãng mạn 1930 - 1945 vẫn có những yếu tốtích cực, nhưng đó lại là chuyện khác.

Thái độ "chuyên chú ở văn chương" không dừng ở dó. Sau đó, nó còn được đẩy tới cực đoan, trởthành chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa hình thức. Đó là loại văn chương coi hình thức là tất cả, phủ nhận hoàn toàn nội dung của văn chương. Chẳng hạn, nó cho rằng thơ chẳng những không được nói đạo đức, chính trị, xã hội, mà cũng không được tả cảnh; tả hình và không cần nói về bất cứ cái gì, và bảo rằng như thể thơ mới "thuần túy", mới thật là thơ! Nó khẳng định rằng thơ không cần có nghĩa, thơ chỉ là âm thanh, là hình ảnh... mà thôi. Thứ thơ ấy trở thành bí hiểm, "hũ nút", không ai hiểu nổi.

Thế nào là loại văn chương "chuyên chú ở con người"? Đó là loại văn chương quan tâm trước hết tới con người, luôn hướng tới cuộc sống và vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương không phải ở câu hay từ đắt mà ở chỗ có ích cho cuộc đời. Đó chính là quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh". Khi Goóc-ki nói: "Văn học là nhân học" thì cũng với tinh thần cơ bản là như vậy. Nhà thơ TốHữu cũng phát biểu xác đáng về quan điểm này: "Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học".

Quan niệm văn chương "chuyên chú ở con người" cũng có những biểu hiện rất đa dạng. Khi Nguyễn Đình Chiểu viết:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,đâm mấy thằng gian bút chẳng tà,thì với nhà thơ mù, đạo là nhân nghĩa, là yêu nước thương dân, văn chương phải chở đạo và đâm gian tức phải là vũ khí phò chính trừ tà, cứu đời cứu nước.

Các nhà thơ, nhà văn cách mạng thì quan niệm một cách dứt khoát với sự tự giác sâu sắc rằng văn chương phải là vũ khí chiến đấu cải tạo xã hội và văn nghệ sĩ phải là người chiến sĩ đứng trong đội ngũ đấu tranh cách mạng. Đó là biểu hiện cao nhất, triệt để nhất của quan điểm văn chương "chuyên chú ở con người".

Vì sao theo Nguyễn Văn Siêu loại văn chương "đáng thờ" là loại "chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "chuyên chú ở văn chương"? Nói văn chương "đáng thờ” là Nguyễn Văn Siêu muốn nói đến chân giá trị, đến cái cao quý của văn chương. "Thần Siêu" đã khẳng định: chính loại văn chương "chuyên chú ở con người" mới thật sự có giá trị, mới "đáng thờ". Có thể nói, đó là ý kiến chẳng những xác đáng về lí lẽ mà còn có căn cứ trong thực tiễn văn học. Phải chăng nếu "chuyên chú ở con người" mà không "chuyên chú ở văn chương" thì văn chương sẽ tự đánh mất mình, sẽ không còn là nó và không mấy giá trị văn chương, nghệ thuật?

Để trả lời câu hỏi này chỉ cần trở lại mệnh đề nổi tiếng dẫn ở trên của Goóc-ki: "Văn học là nhân học". Con người là trung tâm chú ý, thể hiện của văn học, chứ đâu phải là cái ngoài văn học.

Mặt khác, trong văn chương nghệ thuật, hình thức bao giờ cũng gắn liền với nội dung, hình thức - đó là hình thức của nội dung, không có nội dung thì không có hình thức. Xét đến cùng, chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương chủ yếu là ở chỗ nóđã thể hiện nội dung của tác phẩm một cách nghệ thuật như thế nào. Đành rằng văn chương là một bộ môn nghệ thuật, tức là nó phải tìm kiếm, sáng tạo cái đẹp. Nhưng "cái đẹp chính là sự sống”, không có cái đẹp "thuần túy", trừu tượng, không dính dáng đến cuộc sống con người. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và cái đẹp cũng muôn màu muôn vẻ.

Vậy thì "chuyên chú ở con người" đâu phải quay lưng với cái đẹp, văn chương đi ra ngoài con đường của mình? Đâu phải văn chương vì không còn là văn chương, sẽ không có giá trị nghệ thuật? Một tác phẩm văn học có giá trị thì tất nhiên phải có giá trị nghệ thuật, tức là phải hay, phải có văn có nghệ, một nhà văn thật sự phải có tài năng. Nhưng xét đến cùng, cái chủ yếu làm nên giá trị của văn chương lại không phải là hình thức nghệ thuật. Bởi vì, như Nguyễn Du đã viết: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!. Cái tâm — đó là tấm lòng, là tình người, tình đời của người cầm bút — mới là cái gốc, làm nên giá trị chân chính của văn chương. Một áng văn thật sự có giá trị thì trước hết là vì nó chứa đựng cái tâm đó của người viết. Những câu thơ Truyện Kiều có sức lay động mạnh mẽ đến thế trước hết là vì đã đọng nỗi đau nhân tình (Tố Hữu) của một nghệ sĩ lớn, một trái tim lớn là Nguyễn Du. Câu thơ Đau đớn thay phận đàn bà! (Nguyễn Du) có tân kì, có "văn chương" gì đâu, nhưng ai bảo nó không hay, không thuộc loại "đáng thờ"?

Vậy là "chuyên chú ở văn chương" mà văn chương chưa chắc đã hay, còn "chuyên chú ở con người" thì văn chương lại thường hay. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Tâm huyết người viết là cái chủ yếu làm nên sức truyền cảm nghệ thuật, sức lay động của tác phẩm văn chương. Cái tâm thường là nguồn nuôi dưỡng, phát huy cái tài. Còn nhà văn dù tài năng đến dâu, chăm sóc văn chương công phu đến đâu, nhưng không hề quan tâm đến đồng loại, dửng dưng trước số phận con người thì cũng không thể nào sáng tác nên những áng văn có giá trị thật sự được, kể cả giá trị nghệ thuật.

Lịch sử văn học đã từng ghi lại hiện tượng dường như vô lí: có những nhà văn lớn đã tuyên bốnhững lời giống như phủ nhận văn chương, nhưng họ vẫn thật sự là lớn, với sự nghiệp sáng tác bất hủ; lại có không ít cây bút có tài, coi văn chương là trên hết, nhưng không có nổi những sáng tác có giá trị. Hồ Chí Minh lúc thiếu thời từng tâm đắc câu thơ cổ: Lập thân tối hạ thị văn chương (lặp thân bằng văn chương là thấp kém nhất), nhưng Người vẫn trở thành nhà "văn chương" lớn.

Thực ra, những nhà văn lớn ấy không coi thường văn chương, mà chỉ vì mang nỗi đau nhân tình to lớn, sâu sắc, họ thất vọng về việc văn chương đã không có hiệu quả trực tiếp, thiết thực trong việc làm thay đổi số phận đau thương của con người.

Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu về hai loại văn chương "dáng thờ" và "không đáng thờ" trên đây rất tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật đẹp đẽ, trở thành truyền thống của cha ông ta. Chính với quan điểm văn chương "chuyên chú ở con người" mà cha ông ta đã xây dựng được một nền văn học đầy sức sống và thấm đượm tinh thần nhân văn, nhân đạo với những biểu hiện đa dạng, phong phú, được nền văn học mới kế thừa và phát huy trong thời đại mới hôm nay.

Bài mẫu số 5: Suy nghĩ về quan niệm “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ...”

Ông coi văn chương là lĩnh vực để “thờ”, do đó, câu nói của ông càng trở nên thuyết phục và đúng đắn hơn. Mà như thế thì đâu phải loại văn chương nào cũng “đáng thờ”. Như vậy, với ông văn chương chỉ có giá trị khi lấy con người làm trung tâm, khắc họa con người và phục vụ con người

Bài làm

Cuộc sống con người từ lâu đã gắn liền với văn chương. Bởi vì văn chương không chỉ có tác dụng giải trí, mà bên cạnh đó, văn chương còn làm cho cuộc sống mỗi người thêm đẹp, thêm phong phú. Nhưng, như cuộc sống vốn tồn tại cả cái xấu xa và tốt đẹp, thì văn chương cũng có loại hay, loại dở. Bởi vậy, Nguyễn Văn Siêu đã từng viết: “ Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ”. Đây thực sự là một quan niệm đúng đắn đáng để suy nghĩ.

Theo Nguyễn Văn Siêu, văn chương có hai loại: “loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương” và “Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Vậy, thế nào là văn chương "đáng thờ" và "không đáng thờ”?.

Thế nào là văn chương đáng thờ và không đáng thờ? Có thể hiểu, văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương không chân chính, “chỉ chuyên chú ở văn chương”. Đây là kiểu văn chương chỉ quan tâm đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, lấy hình thức nghệ thuật làm mục đích sáng tác, trau chuốt về ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu. Bên cạnh đó, loại văn chương này thường mang những nội dung tư tưởng không rõ ràng, không tạo nên sự độc đáo, và hơn nữa không quan tâm đến đời sống, số phận con người, xã hội. Người đọc có thể cảm nhận được ánh hào quang rực rỡ của nó bởi những hình ảnh mĩ lệ, trang trọng nhưng lại khó có thể cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ của người viết trong tác phẩm.

Còn văn chương “đáng thờ” thì lại khác. Đây là loại văn chương lấy con người làm mục tiêu sáng tác, được dựng lên từ chính cuộc sống của con người “chuyên chú ở con người”. Trong những tác phẩm thuộc loại này, “con người” trở thành trọng tâm, là động lực chi phối toàn bộ nội dung tác phẩm cũng như các hình tượng nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật. Và chính điều này đã làm nên giá trị cho những tác phẩm – giá trị được làm nên bởi nó có ích cho cuộc đời.

Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu – người được tôn thờ là “Thần Siêu” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ông coi văn chương là lĩnh vực để “thờ”, do đó, câu nói của ông càng trở nên thuyết phục và đúng đắn hơn. Mà như thế thì đâu phải loại văn chương nào cũng “đáng thờ”. Như vậy, với ông văn chương chỉ có giá trị khi lấy con người làm trung tâm, khắc họa con người và phục vụ con người. “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du vì đâu mà dễ đi vào lòng người đọc, vì đâu mà trở thành một tác phẩm bất hủ, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam? Bởi vì, tất cả những éo le, những nghiệt ngã của cuộc đời, của số phận – nhất là số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa - được Nguyễn Du tái hiện đủ đầy. Ông đã đưa số phận của con người – của kiếp “Hồng nhan bạc mệnh” vào văn chương. Và chính điều ấy, đã làm nên giá trị của tác phẩm – giá trị nhân đạo sâu sắc mà không phải ở tác phẩm nào cũng có.

Trở lại với quan điểm của Nguyễn Văn Siêu. Có thể nhận thấy rằng, bản chất quan niệm của “thần Siêu” có phần tương đồng với quan niệm văn chương “nghệ thuật vị nhân sinh” (văn học 1930 – 1945) của không ít các nhà văn hiện đại. Đã là văn chương chân chính thì phải hướng tới con người, tới hiện thực. Văn chương có giá trị phải “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ…Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình….Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa – Nam Cao). Hay trong “Trăng sáng”, Nam Cao viết “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..”. Tức là, Nam cao phủ nhận văn học lãng mạn thoát li- văn học chỉ biết trau chuốt hình thức, phủ nhận hiện thực, đồng thời nhà văn cũng khẳng định văn chương phải gắn bó với cuộc đời con người "thoát ra từ những kiếp lầm than..”. M. Gorki cũng từng nói “Văn học là nhân học”, để đề cao văn học hướng tới con người, viết về con người và phục vụ con người. Quan niệm của Nam Cao, M. Gorki cũng như của Nguyễn Văn Siêu là những quan niệm đúng , tiến bộ, phản ánh chức năng cao quý của văn học. Tuy nhiên, ngay trong chính quan niệm của Nguyễn Văn Siêu cũng thể hiện rõ, ông lên án thứ văn chương chỉ mải gọt giũa ngôn từ, chứ không phủ nhận vai trò của nghệ thuật. Ông cho rằng văn chương không nên thiên về hình thức nghệ thuật, nhưng đồng thời, tác phẩm giá trị cũng không thể không có đặc sắc về nghệ thuật. Điều đó cho thấy, đối với Nguyễn Văn Siêu cũng như rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác, một tác phẩm văn chương có giá trị là tác phẩm có nội dung “chuyên chú ở con người” song đồng thời cũng có hệ thống hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, và quan trọng không kém là phải chứa đựng cái “Tâm” của người viết. Như Nguyễn Du cũng từng khẳng định “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay vẫn tồn tại, và in sâu trong tâm trí người đọc. Không chỉ bởi giá trị nhân đạo sâu sắc, mà Truyện kiều còn là tuyệt tác bởi những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng, cùng với một tâm hồn đồng cảm của chính tác giả với cuộc đời nhân vật. Hay như khi đọc Chí phèo của nam cao, ban đầu ta chỉ thấy hiện hữu rõ ràng một thằng lưu manh rạch mặt ăn vạ, uongs rượu chửi bới. Nhưng rồi, chắc chắn sẽ đọng lại trong ta ít nhiều thương cảm sau khi đọc xong tác phẩm. Thấp thoáng đằng sau cái vẻ bề ngoài hung dữ táo tơn ấy, lại là một anh Chí như bao anh chí khác, cũng khát khao ‘làm người lương thiện, để được sống, được yêu thương. Nhân vật này hiện lên qua ngòi bút tinh tế, tài tình của tác giả, và thành công của nó ít nhiều cũng phụ thuộc vào suy nghĩ, lòng cảm thương của tác giả. Như vậy, một tác phẩm văn chương chân chính là tác phẩm mà hướng ngòi bút về con người, cuộc sống con người, được xây dựng bằng sự sáng tạo nghệ thuật, tạo thành phong cách riêng cho từng nhà văn.

Từ trước tới nay, không một ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của văn chương đến đời sống tinh thần của con người. Văn chương như là một công cụ để con người khám phá thế giới, và khám phá chính bản thân tâm hồn mình. Nhưng như quan niệm của “thần Siêu”, không phải văn chương nào cũng "đáng thờ”. Chỉ có những tác phẩm văn chương hướng về con người, hướng về cuộc sống, và đặc sắc nghệ thuật được tạo ra từ sự sáng tạo văn học cùng với tâm huyết của nhà văn mới làm nên văn chương chân chính, tiêu biểu cho quan niêm truyền thống “ Văn dĩ tải đạo”của cha ông ta. Cho đến nay, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu vẫn còn nguyên giá trị

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net