Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Dàn bài

1. Mở bài:

  • Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích và mục đích đúng đắn của việc học.
  • Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng... nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

2. Thân bài:

  • Giải thích và làm rõ từng nội dung trong đề xướng của UNESCO:
    • Học để biết:
      • Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống "trường đời".
      • "Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học.
      • Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc...
      • Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân.
    • Học để làm:
      • "Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học.
      • Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội
      • Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.
    • Học để chung sống:
      • Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học.
      • Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". 
    • Học để tự khẳng định mình:
      • Là mục đích sau cùng của việc học.
      • Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...
  • Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
    • Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.
    • Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục.
    • Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học.
  • Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:
    • Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học.
    • Mục đích học tập này giúp người học:
      • Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.
      • Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.
      • Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

3. Kết bài:

  • Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.
  • Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?

Bài văn

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin ngày một nâng cao. Trong xã hội đó ấy, làm việc gì cũng cần phải có hiểu biết, có trí thức. vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta.tuy nhiên việc học là một quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài mà tri thức nhân loại lại là vô bờ bến.

 

Thế nên chúng ta cần có một sự tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích học tập của mình. mục đích học tập do tổ chức Unesco đề xướng là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu thật rõ nhé!

Từ xưa đến nay con người không ngừng học hỏi tiếp thu tri thức của nhân loại. vậy nên chúng ta đã biết và làm dược những điều to lớn làm thay đổi cả thế giới.

 

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

 Học để biết: học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức cho bản thân mình từ thầy cô giáo bạn bè trên tư liệu sách vở và học ở ngoài cuộc sống. kiến thức nhân loại vô cùng phong phú khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển cố nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta giải quyết và tiếp thu. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì vậy còn có nhiều miền tri thức cần được chúng ta khám phá học hỏi. thé nên việc học trước hết là hướng đến mục đích học để biết nhiều miền kiến thức ấy để thế giới xung quanh mở ra một cách sáng tỏ trước mắt bạn lật mở mọi vấn đề mọi khía cạnh của cuộc sống muôn màu. có vậy chúng ta mới có thể không lạc hậu với thời đại và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

 

Học để làm: “học phải đi đôi với hành” lời dạy thật có ý nghĩa rất quan trọng đối với iệc học của chúng ta ngày nay.tiếp thu kiến thức hôm nay mà không quên những điều đã học ngày hôm qua thì đó mới gọi là việc học đúng cách.muốn vậy thì tất cả chúng ta phải học tập kiến thúc lí thuyết sau đó vận dụng làm nó ngoài thực tế để thêm hiểu phần kiến thức ấy và ghi nhớ sâu hơn. ở đây theo unesco muốn nhắn bảo chúng ta phải kết hợp song song việc học và làm với nhau có như vậy việc học mới thực sự có ích. Học và làm việc dựa trên những kiến thức đã học vừa là mục đích vừa còn là phương phát học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học thật khô khốc không linh động. trong khi vừa học ta lại áp dụng giải quyết những công việc của cuộc sống thì đó là cơ hội để giúp đỡ bản thân gia đình và xã hội đó còn là dịp để bạn phát triển tư duy sáng tạo của mình.

Học để chung sống: “ngọc không mài không thành đồ vậy người không học không biết rõ đạo” làm người ở đời phải có có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta.nhưng việc học còn mang lại cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người đạo lí đối nhân xử thế cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.trong quá trình học tập chúng ta sẽ có nhiều bài học về đạo đức nhiều câu chuyện hay về lòng nhân hậu … từ đó hình thành ý thức rèn luyện nên nhân cách con người ý thức cái hay cái đẹp làm việc tốt giúp đỡ mọi người xung quanh có những đức tính tốt và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người: siêng năng chăm chỉ hiếu thảo nhân hậu …tất cả đã làm hoàn thiện bản thân bạn.hơn thế nưa là con người có văn hoá có đạo đức biết cách ứng xử đúng đắn với mọi người bạn sẽ thực sự hoà nhập và thích ứng nhanh với môi trường khác nhau của xã hội. đó là chúng ta đã học được cách chung sống. thế giới này chỉ tồn tại nhưng con người biết chung sống hoà thuận gân gũi gắn bó với nhau để tạo thành một cộng đồng một xã hội bền vững từ đó biết giữu gìn nó và giữ gìn cải tạo thiên nhiên đang ngày càng xấu đi do hiện tượng nóng lên toàn cầu. khi con người biết chung sống thì người người nắm tay nhau trong tình thân ái đất nước hoà bình thịnh trị . giữa đát nước trên thế giới sẽ không có mâu thuẫn, chiến tranh tất cả đều hướng tới sự phát triển của nhân loại làm chủ thế giới làm chủ vũ trụ và những miền tri thức mới.có vậy mới có thể hướng tới một xã hội tốt đẹp một thế giới phát triển trong hoà bình.

Một người vừa có tri thức vừa có trình độ văn hoá hay giúp đỡ người khác thành công trong công việc và cuộc sống thì sẽ được mọi người kính nể cảm phục. mọi người khác sẽ lấy đó làm tấm gương học hỏi theo và bạn luôn được tôn trọng và nhận những tình cảm yêu mến.mình có tài có đức ai lại không trọng dụng. đó là học để tự khẳng định mình.mỗi người đều có một tính cách riêng và luôn muốn khẳng định mình được xã hội công nhận. nếu không ngừng nỗ lực học tập rèn luyện cả chí tài đức trở thành người có ích cho xã hội thì bạn sẽ có một “thương hiệu” riêng cho bản thân mình

Mục đích học tập của unesco đề xướng thật đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc học tập ngày nay của mỗi chúng ta trước những thay đổi từng ngày từng giờ của thế giới. Hiểu rõ và thực hiện theo đúng như thế tương lai tươi sáng đang chờ đón bạn hãy biết nắm lấy cơ hội !

Bài mẫu 2: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Dàn bài

1. Mở bài:

  • Giới thiệu vấn đề: Mỗi người có một quan niệm khác về việc học. Học kiếm tiền, học để hiểu biết. Và khẳng định ý kiến của UNESCO: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

2.Thân bài:

  • Giải thích học là gì?
    • Học để biết: Mở mang kiến thức tự nhiên, xã hội… Bởi vì mỗi con người sinh ra không thể hiểu biết mọi thứ được mà phải dần dần thu lượm từ kiến thức thực tế cũng như sách vở.
    • Học để làm: Học kiến thức và vận dụng vào thực tế. Như các cụ từng nói “học đi đôi với hành”…. Làm là để tạo ra kinh tế, của cải vật chất cho xã hội…Nếu không làm thì việc học trở nên vô nghĩa.
    • Học để chung sống: Là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chung sống là việc hòa nhập xã hội, ứng xử thích nghi với môi trường sống…
    • Học để khẳng định mình: Khẳng định mình là tạo lập vị trí chỗ đứng bản thân trong xã hội. Việc học là cách nhanh nhất và ngắn nhất để bạn có thể có chỗ đứng trong xã hội.
  • Bình luận và mở rộng vấn đề
    • Lời khẳng định của UNESCO là vô cùng đúng đắn và có giá trị thực tế… Nó không chỉ đúng với bất cứ cá nhân nào mà còn toàn xã hội…..
    • Cần phải thay đổi ý nghĩa việc học, hình thức học và áp dụng nó với cuộc sống….

 

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa việc học : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Bài văn

Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

     Mục đích của học tập đã được UNESCO tống kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắm và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sống trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kl XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người.

     Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.

     Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất lô-gích, hợp lí: biết ⟶ làm ⟶ chung sống ⟶ tự khẳng định mình. Lôgic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.

Bài mẫu 3: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Dàn bài

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về vai trò của việc học và nêu ra mục đích học tập do UNESCO đề xướng

2. Thân bài:

  • Giải thích khái niệm học
    • Quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích
    • Học tập cũng như việc học tập bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh.
    • Học tập có thể được xem như một quá trình, chứ không phải là một tập hợp các kiến ​​thức thực tế và các hủ tục giáo điều.
    • Việc học tập của con người có thể xảy ra như là một phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân.
  • Giải thích bốn mục đích học tập
    • Học để biết
    • Học để làm
    • Học để chung sống
    • Học để tự khẳng định mình
  • Nêu ra các phương án để thực hiện tốt mục tiêu học tập.
    • Không chỉ là học trong nhà trường, mà còn là học từ bạn bè, từ gia đình, những người xung quanh, học trong đời sống.
    • Cộng đồng phải cùng nhau chung tay tạo nên một môi trường học tập thuận lợi.
    • Gia đình có thể giáo dục các em ngay từ nhỏ, từ những điều tưởng như đơn giản nhất, để các em có thể thấy được ý nghĩa của tri thức, của kỹ năng.
    • Bản thân học sinh phải có ý thức rèn luyện, hình thành những năng lực chung và năng lực riêng, để có được điều đó, học sinh phải hiểu được bản chất của việc học.
  • Bốn mục tiêu cần phải gắn kết với nhau.

3. Kết bài:

  • Chốt lại vấn đề và khẳng định lại lần nữa các mục đích do UNESCO đề xướng

Bài văn

Bước vào thế kỷ 21, khoa học ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại; việc học vẫn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi học không chỉ để trau dồi kiến thức, mà học còn để làm người, trở thành một người có ích cho xã hội. Mục đích học tập đã được UNESCO đề xướng một cách rõ ràng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.”

Trước hết, ta cần tìm hiểu khái niệm học tập. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Khả năng học hỏi là sở hữu của loài người, một số động vật và một số loại máy móc nhất định. Tiến bộ theo thời gian có xu hướng tiệm cận theo đường cong học tập. Học tập cũng như việc học tập bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh. Nó không xảy ra cùng một lúc, nhưng xây dựng dựa trên và được định hình bởi những gì chúng ta đã biết. Học tập có thể được xem như một quá trình, chứ không phải là một tập hợp các kiến ​​thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy ra như là một phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân.

Vậy, học để biết nghĩa là gì? Nói cách khác, học để biết chính là nắm kĩ những lý thuyết, những tri thức trong cuộc sống. Dù lanh lợi đến đâu, cũng cần phải hiểu rõ ngọn nguồn của lý thuyết, của vấn đề để có thể giải đáp được những câu hỏi trong cuộc sống. Không chỉ là học lý thuyết, ta còn phải học để làm, làm ở đây chính là thực hành, vận dụng. Dù ta có nắm vững kiến thức đến đâu, ta cũng cần phải thực hành để có thể quen tay, thành thục và tự tin vào tay nghề của mình. Làm không chỉ là công việc nghề nghiệp, mà còn là những việc trong đời sống hằng ngày. Học còn để chung sống, tức là học cách đối nhân xử thế, cách ứng xử trong cuộc đời. Một người dù giỏi đến đâu đi nữa, cũng cần phải có năng lực giao tiếp để duy trì tốt những mối quan hệ hằng ngày. Và cuối cùng, học là để khẳng định mình. Nhu cầu tự khẳng định của con người rất cao. Chúng ta không còn sống trong thời kì “phải có danh gì với núi sông”, phải làm “anh hùng trong trời đất”, nhưng học cũng là một cách giúp chúng ta có ý nghĩa trong cuộc đời. Bởi đời người rất dài, nhưng thực chất cũng chỉ rất ngắn so với vạn vật, chúng ta không thể để cuộc đời trở nên vô nghĩa, mà sống sao cho có ích, sao cho xứng đáng với sự hiện hữu của ta trong đời này.

Cần phải làm rõ rằng học ở đây không chỉ là học trong nhà trường, mà còn là học từ bạn bè, từ gia đình, những người xung quanh, học trong đời sống. Học tập là việc cả đời, không phải chỉ trong một chốc là xong ngay được. Quá trình tôi luyện khả năng, hình thành nhân cách cũng chính là một quá trình học tập lâu dài. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể học để biết, để làm, để chung sống và để khẳng định mình? Trước hết, đến từ những nhân tố khách quan, cộng đồng phải cùng nhau chung tay tạo nên một môi trường học tập thuận lợi. Giúp các em hiểu được rằng học tập là một điều thú vị, chứ không phải là một điều cực nhọc chỉ có đau khổ mà thôi. Gia đình có thể giáo dục các em ngay từ nhỏ, từ những điều tưởng như đơn giản nhất, để các em có thể thấy được ý nghĩa của tri thức, của kỹ năng. Nhưng trên hết, bản thân học sinh phải có ý thức rèn luyện, hình thành những năng lực chung và năng lực riêng, để có được điều đó, học sinh phải hiểu được bản chất của việc học.

Để có thể học thật tốt, phải áp dụng được cả bốn mục tiêu vào trong việc học. Bởi học không phải chỉ có biết là được, không phải chỉ giỏi lý thuyết là xong. Học phải đi đôi với hành, và có kỹ năng rồi thì phải học được cách ứng xử trong đời sống, từ đó học cách tôn trọng mọi người, cũng như tôn trọng chính bản thân mình.

Một ai đó từng nói: “Cuộc đời là một chuyến đi dài, mỗi bước chân về với cái chết là mỗi bước chân tự khẳng định mình.” Trên hành trình dài ấy, để khẳng định được bản thân, ta phải trau dồi và rèn luyện năng lực của bản thân, để sống một cuộc đời ý nghĩa, trở thành một cá nhân có ích cho cộng đồng. Muốn như vậy, ta phải không ngừng học tập, hiểu được bản chất của sự học, như mục đích học tập mà UNESCO từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net