[toc:ul]
Dàn bài
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài:
Bài văn
Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia, của một đất nước, chính vì thế nó là một trong những lĩnh vực mà luôn được sự đầu tư sâu sắc và quan tâm nhiều nhất. Như một nhà văn đã từng nói: “ Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia”. Chính vì thế chúng ta cần phải thực sự nghiêm túc trong giáo dục, để tạo nên những người hiền tài thực sự, đúng như quan điểm trên đã đề cập: “ Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Giáo dục là một trong những lĩnh vực được đánh giá hàng đầu trong xã hội, nó đào tạo, giáo dục con người trở thành là một trong những con người có ích cho xã hội. Phải tích cực nâng cao tinh thần, học thật thi thật của dân tộc Việt Nam, cần phải rèn luyện mỗi bản thân con người mỗi ngày trong việc phát triển giáo dục. Giáo dục là quốc sách hàng đầu của dân tộc Việt Nam, nó tạo nên nền tảng văn hóa, văn minh trong cách thể hiện kiến thức, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ngày nay có rất nhiều trường học xuất hiện, bởi nhà nước của chúng ta ngày càng nâng cao về trình độ dân trí cho tất cả mọi người, chính vì thế, việc cải thiện, nâng cao trình độ dân trí là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của một dân tộc.
Tuy nhiên để có được những người hiền tài thực sự, những người có năng lực thực sự, góp sức mình phục vụ cho đất nước là con người có kiến thức, có kĩ năng và hiểu biết trong cuộc sống, chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải không ngừng nâng cao về việc cải thiện trí tuệ, nâng cao và cải thiện về đạo đức cho con người Việt Nam, cần cải thiện mỗi ngày, nó giúp cho mỗi người phát triển mạnh mẽ hơn về tri thức, trí tuệ và giá trị cho bản thân.
Chính vì thế, chúng ta cần phải nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Những tiêu cực đó được biểu hiện thông qua việc coi cóp trong thi cử, học bằng tiền, thi bằng tiền, học không phải bằng thực lực của chính mình. Đây là những biểu hiện đáng phê phán, cần phải lên án sâu sắc trước những biểu hiện này trong học tập.
Bệnh thành tích trong giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực cần phê phán, bởi học chạy theo thành tích mà không quan tâm đến chất lượng của thi cử, để ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục của mỗi trường và của toàn xã hội. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, chất lượng giáo dục của xã hội. Cần phải lên án mạnh mẽ những biểu hiện của việc tiêu cực trong thi cử và của bệnh thành tích trong giáo dục.
Hiện nay như chúng ta đều thấy bệnh thành tích trong giáo dục là một trong những vấn nạn nổi bật và đáng quan tâm nhất trong xã hội hiện nay, những vấn đề đấy cần phải được khắc phục mỗi ngày và có biện pháp hạn chết đi tình trạng này xuất hiện trong xã hội hiện nay. Bệnh thành tích trong giáo dục cũng là một trong những vấn nạn nguy hiểm mà con người bỏ qua đi chất lượng giáo dục thực sự để chạy theo những kiến thức thời thượng, theo thành tích xuất hiện trong xã hội. Tất cả mọi thứ đều ảnh hưởng vô cùng xấu đến cuộc sống cũng như xã hội của chúng ta.
Mỗi người chúng ta đều phải có những đóng góp nhất định vào việc hình thành nên một xã hội hiện đại, trong đó không có những tiêu cực trong giáo dục trong thi cử. Mỗi cá nhân là một thành phần của xã hội, là phần tử tạo nên một xã hội khác nhau, chính vì thế một cá nhân nghiêm túc, những người đứng đầu nghiêm túc sẽ tạo nên một xã hội trong sạch, ở đó con người phát triển được tài năng, bản thân mình nhiều hơn.
Chúng ta cần phê phán sâu sắc những con người sống vì bệnh thành tích trong giáo dục, chỉ chạy theo thành tích, bỏ qua những điều thực sự quan trọng của cuộc sống mà chạy theo những điều phù phiếm, những thành tích để đạt được lợi nhuận cá nhân. Đó là những điều mà đáng phê phán sâu sắc trong xã hội ngày nay. Nhiều trường học xuất hiện nhiều học sinh gian lận trong thi cử, mang tài liệu vào phòng thi, coi cóp, dùng rất nhiều thủ thuật để có thể coi cóp trong thi cử. Chỉ vì những điều đó mà làm cho xã hội tụt hậu, không thể tiến bộ.
Hơn nữa căn bệnh thành tích cũng xuất hiện ở nhiều trường, chỉ vì chỉ tiêu đạt ra trong cuối năm, mà thầy cô cũng tiếp tay vào việc gây ra bệnh thành tích trong giáo dục.
Chúng ta cần phải có thái độ sâu sắc với hai vấn nạn này trong xã hội. Muốn xã hội phát triển, chúng ta cần phải nghiêm khắc hơn trong việc giáo dục, thiết chặt quy chế để tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh.
Dàn bài
1. Mở bài:
Giới thiệu về bệnh thành tích, một căn bệnh gây nguy hại cho xã hội đang ngày càng lan rộng.
2.Thân bài:
3. Kết bài:
Bài văn
Thế hệ học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Vận mệnh dân tộc gửi gắm cả vào hành trình tri thức của các em. Thế nhưng thay vì việc đào tạo ra những người con ưu tú xuất sắc thì việc tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục lại diễn ra rất nhiều. Nó trở thành nỗi lo của tất cả toàn xã hội. Và cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và đang nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.
Cá nhân mỗi con người sinh ra ai cũng thích được khen ngợi và ca tụng. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu thế nhưng việc chạy theo “thành tích” để rồi bóp méo sự khen thưởng lại khiến mọi thứ trở nên xấu xí đi. Hiện nay, “bệnh thành tích trong giáo dục” và “tiêu cực trong thi cử” đang diễn ra hàng ngày hàng giờ và trở thành một tâm điểm khiến cả xã hội quan tâm.
“Tiêu cực trong thi cử” là việc học sinh cố tình gian lận trong các kì thi bằng cách mang phao vào chép, quay cóp hay giám thị cố tình tạo điều kiện để hành vi gian lận xảy ra. “Bệnh thành tích trong giáo dục” chính là những kết quả vô cùng đẹp mắt mà thầy cô, nhà trường mang đến cho học sinh song nó hoàn toàn không dựa trên thực tế học lực của các em. Cả hai điều này chính là một hành động thể hiện sự suy đồi về đạo đức.
Hiện nay vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết nó không còn là trách nhiệm của giáo dục nữa mà mở rộng ra là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi nếu không được loại bỏ ngay thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em và của đất nước. Việc gian lận đầu tiên nó khiến các em trở nên thụ động vào sách vở, lâu dần sẽ hình thành tâm lí ỉ lại mặc kệ mọi thứ. Có thể ở giai đoạn đầu bạn thấy đó là sự vi phạm đạo đức thôi nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em. Mỗi học sinh sau khi ra trường điều họ cần không phải chỉ thuần thúy là tấm bằng tốt nghiệp THPT hay cử nhân đại học. Lúc này xã hội sẽ thực sự chỉ cần đến những người làm được việc, có cống hiến cho hoạt động thực tế mà thôi.
Có một thực tế mà ai cũng hiểu đó chính là kiến thức sách vở rất cần song nó hoàn toàn không đủ để bạn có thể xây dựng cuộc sống. Con người phải được va chạm, phải có hiểu biết mới có thể ứng dụng kiến thức sách vở vào thực tế được. Và nếu như bạn chỉ chăm chăm vào cái bằng đẹp bằng những điểm số cao thì mãi mãi bạn sẽ không thể chắt chiu đủ hành trang để bước vào cuộc sống này.
Thực tế công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được diễn ra rất lâu. Bên cạnh những thành tích đạt được thì nó cũng còn một số tồn tại đáng lên án. Đó là việc các thầy cô, các nhà trường, hay các em học sinh còn coi nhẹ sự nguy hại của bệnh thành tích. Vẫn còn chạy theo những điểm số cao những tấm bằng đẹp, học sinh ỉ lại không chịu nỗ lực…Với những trường hợp giáo viên dám đứng lên tố cáo tiêu cực thì bị hắt hủi và vùi dập. Đây quả thực là những việc hết sức nhức nhối và để tồn tại lâu dài sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.
Công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cần phải có sự chung tay của toàn xã hội. Thay đổi ý thức và hành vi của các em học sinh, các bậc phụ huynh và các tổ chức. Bởi chỉ có thế cuộc vận động mới đi sâu sát và đạt được kết quả cao.
Với bản thân nhà trường cần tạo cho các em một môi trường học tập công bằng, minh bạch. Ở đó các em được thỏa sức thể hiện bản thân mình không có việc ép chỉ tiêu thành tích xuống các lớp. Khi không có áp lực thì các thầy cố sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc dạy dỗ các con.
Đối với các bậc phụ huynh cần thay đổi tư duy áp đặt điểm số lên con cái. Bởi điểm số không phản ánh quá nhiều kết quả học tập của các con. Thậm chí nó còn gây áp lực biến những đứa trẻ vốn dĩ thật thà, ngay thẳng trở nên gian dối và thụ động.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất có lẽ đến từ các em học sinh. Các em phải tự ý thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Việc gian lận không chỉ tạo thành thói quen vi phạm đạo đức mà còn biến các em trở thành những gánh nặng lâu dài cho xã hội.
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những việc làm vô cùng ý nghĩa mà chúng ta cần phải nỗ lực thực hiện. Bởi khi làm tốt nó thì chúng ta mới có quyền hi vọng vào tương lai đất nước trở nên phồn vinh và tốt đẹp được.
Dàn bài
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài:
Bài văn
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
“Tiêu cực” là những biểu hiện không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. “Thành tích” là kết quả của sự nỗ lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối, nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương .Còn những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ.
Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho đỉêm ảo. Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng. Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phu huynh và học sinh chính là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng hơn.
Đầu năm hai ngàn không trăm lẻ sáu, tại trường trung học cơ sở Trần Phú , huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ đựoc lên lớp. Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới. Khi biết những thông tin này,bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một thế hệ,cả một tương lai đất nước nay phải để những con người như thế gánh vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ cao trong xã hội là những người “hữu danh vô thực” thì đó là những hạt sạn của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển.
Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là nguyên khí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích ấy sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không.
Chúng ta cần phải học tập thật tốt, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.