Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí Kết nối tri thức (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm cuối học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cường độ dòng điện là gì?

A. Là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.

B. Là đại lượng xác định chiều dòng điện.

C. Là đại lượng đặc trưng cho tốc độ dịch chuyển của các hạt mang điện.

D. Là đại lượng đặc trưng cho mật độ hạt mang điện trong dây dẫn.

Câu 2. Đơn vị của điện lượng là gì?

A. 1 C = 1 A.s.

B. 1 C = 1 A/s.

C. 1 C = 1 s/A.

D. 1 C = 1 A.

Câu 3. Dòng điện không đổi có cường độ 1,5 A chạy trong dây dẫn kim loại. Tính số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1 s.

A. 1,6.1019 electron.          

B. 9,4.1018 electron.          

C. 1,5.1018 electron.

D. 12,2.1019 electron.

Câu 4. Trong một dây nhôm hình trụ có tiết diện thẳng là 3,6.10-6 m2 có cường độ dòng điện chạy qua là 8 A. Mật độ electron tự do trong đoạn dây nhôm hình trụ là 1,8.1029 electron/m3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của electron trong dây nhôm đó là

A. 3,85.10-5 m/s.               B. 3,42.10-5 m/s.               C. 7,71.10-5 m/s.              D. 4,2.10-5 m/s.

Câu 5. Đặc điểm của điện trở nhiệt có hệ số nhiệt điện trở

A. dương khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.

B. dương khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm.

C. âm khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.

D. âm khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm về bằng 0.

Câu 6. Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?

A. 1,5 lần.

B. 3 lần.

C. 2,5 lần.

D. 2 lần.

Câu 7. Một pin sau một thời gian đem sử dụng thì

A. suất điện động và điện trở trong của pin đều tăng.

B. suất điện động và điện trở trong của pin đều giảm.

C. suất điện động của pin tăng và điện trở trong của pin giảm.

D. suất điện động của pin giảm và điện trở trong của pin tăng.

Câu 8. Biểu thức tính công của nguồn điện có dòng điện không đổi là

A. A = UIt.

B. A = EIt.

C. A = EIt – rI2t.

D. A = EIt + rI2t.

Câu 9. Kết luận nào sau đây sai khi nói về suất điện động của nguồn điện?

A. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

B. Suất điện động của nguồn điện được đo bằng thương số A/q.

C. Đơn vị của suất điện động là vôn (V).

D. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng tích điện của nguồn điện.

Câu 10. Đặt một hiệu điện thế 12 V vào hai đầu đoạn mạch. Năng lượng điện mà đoạn mạch đã tiêu thụ khi có điện lượng 150 C chuyển qua mạch bằng

A. 1800 J.                         B. 12,5 J.                          C. 170 J.                               D. 138 J.

Câu 11. Mắc hai đầu một biến trở vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E. Điều chỉnh biến trở và đo độ lớn hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện U. Chọn phát biểu đúng.

A. Tỉ số U/E càng lớn nếu giá trị biến trở càng lớn.

B. Tỉ số U/E càng lớn nếu giá trị biến trở càng nhỏ.

C. Hiệu (E – U) không đổi khi giá trị biến trở thay đổi.

D. Tổng (E + U) không đổi khi giá trị biến trở thay đổi.

Câu 12. Đơn vị đo năng lượng điện tiêu thụ là

A. kW.                              B. kV.                               C. kΩ.                                         D. kW.h.

Câu 13. Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch (trong trường hợp dòng điện không đổi)?

A. A = UI2t.                      B. A = U2It.                      C. A = UIt.                               D. A = UI/t.

Câu 14. Trên một bóng điện có ghi thông số 220 V – 100 W. Điện trở của bóng điện này là

A. 220 Ω.                          B. 484 Ω.                          C. 100 Ω.                               D. 54 Ω.

Câu 15. Mắc hai đầu biến trở vào hai cực của một bình acquy. Điều chỉnh để giá trị của biến trở và đo công suất tỏa nhiệt P trên biến trở thì thấy kết quả là P có cùng giá trị tương ứng với hai giá trị của biến trở là 2 Ω và 8 Ω. Điện trở trong của acquy bằng

A. 2 Ω.                              B. 4 Ω.                              C. 6 Ω.                               D. 8 Ω.

Câu 16. Trong thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa không cần sử dụng dụng cụ thí nghiệm nào dưới đây?

A. Pin điện hóa.

B. Bảng lắp mạch điện.

C. Đồng hồ điện đa năng.

D. Máy dao động kí.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Cường độ của dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của bóng đèn là 0,64 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 3 phút.

Câu 2. (2 điểm) a) Nêu đặc điểm đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở dây tóc bóng đèn.

b) Một mạch đèn trang trí gồm rất nhiều đèn sợi đốt giống nhau (xem như vô hạn). Các đèn được mắc vào mạch như hình vẽ. Mỗi đèn coi như một điện trở thuần có giá trị R = 2,35 Ω. Tìm điện trở tương đương giữa A và B.

Câu 3. (1,5 điểm) Cho một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r. Nguồn điện được mắc với một điện trở R tạo thành mạch kín. Vẽ đồ thị phụ thuộc của hiệu suất nguồn điện vào cường độ dòng điện.

Câu 4. (1,5 điểm) Các công ti điện lực sử dụng đơn vị kWh để đo năng lượng điện tiêu thụ và tính tiền điện. 1 kWh là năng lượng điện mà một thiết bị điện có công suất 1 kW tiêu thụ trong 1 giờ. Một bình nóng lạnh đang hoạt động ở hiệu điện thế 230 V với công suất 9,5 kW.

a) Tính cường độ dòng điện qua bình nóng lạnh. 

b) Giả sử mỗi ngày, một gia đình sử dụng bình nóng lạnh trong 90 phút. Nếu giá bản điện là 2 500 đồng/kWh thì số tiền gia đình phải trả mỗi ngày để sử dụng bình nóng lạnh là bao nhiêu? Ước tính số tiền phải trả trong một tháng; đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí tiền điện phải trả do sử dụng bình nóng lạnh.


---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

B

C

A

C

D

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

A

A

D

C

B

B

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian 3 phút là

 

1 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a) Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn sinh nhiệt làm cho dây tóc nóng lên, do đó điện trở của dây tóc thay đổi. Khi dòng điện và hiệu điện thế nhỏ, đường đặc trưng vôn – ampe gần giống đường thẳng. Ở hiệu điện thế cao hơn, đường đặc trưng bắt đầu cong. Điều này cho thấy điện trở của dây tóc bóng đèn tăng lên vì tỉ số U/I tăng lên.

 

 

1 điểm

b) Ta có biểu thức:

=> y = 2

Vậy

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

Câu 3

(1,5 điểm)

Theo định nghĩa hiệu suất:

Hình vẽ bên là đồ thị phụ thuộc của hiệu suất nguồn điện vào cường độ dòng điện chạy trong mạch.

 

0,5 điểm

 

 

1 điểm

Câu 4

(1,5 điểm)

a) Cường độ dòng điện qua bình nóng lạnh:

I = P/U = 41,3 A

b) Lượng điện năng tiêu thụ trong một ngày khi sử dụng bình nóng lạnh là:

A = P.t = 14,25 kW.h

Số tiền điện phải trả trong 1 ngày: 14,25 . 2500 = 35 625 đồng.

Số tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày): 35 625 . 30 = 1 068 750 đồng.

Biện pháp tiết kiệm tiền điện khi sử dụng bình nóng lạnh:

- Chọn bình nóng lạnh có công suất phù hợp

- Chọn bình nóng lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng

- Không bật bình suốt 24 giờ

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì

- Chọn bình nóng lạnh có thương hiệu, uy tín, chất lượng.

 

0,5điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cường độ dòng điện

2

1

2

 

 

 

 

 

4

1

2,0

2. Điện trở. Định luật Ohm

1

1 ý

1

 

 

 

 

1 ý

2

1

2,5

3. Nguồn điện

2

 

2

1

1

 

 

 

5

1

2,75

4. Năng lượng và công suất điện

2

 

1

 

1

1

 

 

4

1

2,5

5. Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

4

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11– KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Cường độ dòng điện

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cường độ dòng đinệ.

- Nhận biết được ý nghĩa của đơn vị điện lượng culong.

- Xác định được số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc.

1

2

 

 

 

 

 

C1

C1

 

C2

 

 

Thông hiểu

 

- Hiểu và xác định được điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn.

- Hiểu và xác định được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và vận tốc của các hạt mang điện.

 

2

 

C3

 

 

C4

2. Điện trở. Định luật Ohm 

Nhận biết

 

- Nhận biết được đặc điểm của điện trở nhiệt.

- Nêu được đặc điểm điện trở của đèn sợi đốt.

1

1

 

C2a

C5

 

Thông hiểu

 

- Hiểu được hiệu điện thế và cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với nhau.

 

1

 

C6

Vận dụng

- Vận dụng và tính được điện trở trong mạch mắc hỗn hợp.

1

 

C2b

 

3. Nguồn điện 

Nhận biết

 

- Nhận biết được giá trị suất điện động của nguồn điện.

- Nhận biết được biểu thức tính công của nguồn điện.

 

2

 

C7

 

C8

Thông hiểu

- Chỉ ra phát biểu sai khi nói về suất điện động.

- Hiểu và xác định được suất điện động của nguồn.

- Hiểu và xác định đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất nguồn điện và cường độ dòng điện.

1

2

 

 

 

 

 

C3

C9

 

C10

 

 

Vận dụng

- Chọn phát biểu đúng về nguồn điện khi điều chỉnh biến trở.

 

1

 

C11

4. Năng lượng và công suất điện 

Nhận biết

 

- Nhận biết được đơn vị đo năng lượng điện tiêu thụ.

- Nhận biết được công thức tính năng lượng điện tiêu thụ.

 

2

 

C12

 

 

C13

Thông hiểu

 

- Hiểu và xác định được các thông số ghi trên thiết bị điện.

 

1

 

C14

Vận dụng

- Vận dụng để tính được năng lượng và công suất điện.

1

1

C4

C15

5. Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa 

Nhận biết

 

- Nhận biết được các dụng cụ thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa.

 

1

 

C16

Tìm kiếm google: Đề thi Vật lí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Vật lí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm vật lí 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net