Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Kết nối tri thức (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm giữa học kì 1 Vật lí 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đơn vị của điện tích trong hệ SI là

A. Fara (F).                       

B. Niu – tơn (N).               

C. Vôn (V).                       

D. Cu –lông ( C).

Câu 2. Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy. Khảng định nào sau đây là đúng?

A. q1 > 0 và q2 < 0.

B. q1 < 0 và q2 > 0.

C. q1q2 > 0.

D. q1q2 < 0.

Câu 3. Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường được gọi là gì?

A. Lực điện từ.

B. Cường độ điện trường.

C. Cảm ứng điện từ.

D. Lực Lo-ren-xơ.

Câu 4. Cường độ điện trường do một điện tích Q gây ra tại một điểm M là . Đặt tại M một điện tích thử dương. Nếu ta thay điện tích thử ấy bằng một điện tích âm, có độ lớn gấp 4 lần điện tích thử ban đầu thì cường độ điện trường tại M thay đổi như thế nào?

A. Độ lớn không đổi, có chiều ngược chiều

B. Độ lớn giảm 4 lần, có chiều ngược chiều

C. Độ lớn giảm 4 lần, không đổi chiều.

D. Không đổi.

Câu 5. Các đường sức trong điện trường đều có đặc điểm gì?

A. Là những đường thẳng song song và cách đều nhau.

B. Là những đường thẳng và được sắp xếp ngẫu nhiên.

C. Là những đường hypebol và cách đều nhau.

D. Là những đường hypebol và được sắp xếp ngẫu nhiên.

Câu 6. Hai bản phẳng kim loại đặt song song, cách nhau một khoảng d = 20 cm. Đặt vào hai bản này một hiệu điện thế một chiều U = 1000 V. Một hạt bụi mịn pm2.5 có điện tích 1 = 16.10-19 C bay vào điện trường giữa hai bản phẳng. Xác định độ lớn của lực điện tác dụng lên hạt bụi đó.

A. 8.10-13 N.                     B. 8.10-18 N.                      C. 3,2.10-17 N.                 D. 8.10-15 N.

Câu 7. Một điện tích -2,8.10-6 C chịu một lực điện có độ lớn 0,07 N và hướng nằm ngang sang phải. Tìm cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích.

A. 2,5.104 N/C.                 B. 2,5.10-4 N/C.                C. 5.104 N/C.             D. 5.10-4 N/C.

Câu 8. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích

A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.

B. không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.

C. chỉ phụ thuộc vào độ lớn điện tích.

D. chỉ phụ thuộc vào cường độ điện trường.

Câu 9. Một electron được thả cho chuyển động trong một điện trường đều từ trạng thái nghỉ. Sau khi đi được một đoạn xác định trong điện trường thì

A. thế năng điện của điện trường tăng.

B. thế năng điện của điện trường giảm.

C. thế năng điện của điện trường giữ nguyên.

D. thế năng điện của electron tăng.

Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

A. -2,5.10-3 J.                    B. -5.10-3 J.                       C. 2,5.10-3 J.                D. 5.10-3 J. 

Câu 11. Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100 V. Một hạt bụi mịn có điện tích q = +3,2.10-19 C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng:

A. 6,4.10-17 J.                    B. 3,2.10-17 J.                    C. 1,6.10-17 J.                  D. 0 J.

Câu 12. Một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều có vectơ cường độ điện trường , công của lực điện tác dụng lên điện tích đó không phụ thuộc vào

A. vị trí điểm M và điểm N.                                                     

B. cường độ của điện trường

C. hình dạng của đường đi của q.            

D. độ lớn điện tích q.

Câu 13. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

A. 3,2.10-18 J.

B. -3,2.10-18 J.

C. 1,6.1020 J.

D. -1,6.1020 J.

Câu 14. Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000 μF – 63 V. Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là

A. 0,63 C.                         B. 0,063 C.                       C. 63 C.                               D. 63 000 C.

Câu 15. Hệ nào sau đây có thể coi tương đương như một tụ điện?

A. Hai bản bằng đồng đặt song song rồi được nhúng vào trong dung dịch muối ăn.

B. Hai quả cầu kim loại đặt gần nhau trong không khí.

C. Hai tấm thủy tinh đặt song song rồi nhúng vào trong nước cất.

D. Hai quả cầu bằng mica đặt gần nhau trong chân không.

Câu 16. Công dụng nào sau đây của một thiết bị không liên quan tới tu điện?

A. Tích trữ năng lượng và cung cấp năng lượng.

B. Lưu trữ điện tích.

C. Lọc dòng điện một chiều.

D. Cung cấp nhiệt năng ở bàn là, máy sấy,…

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Hai quả cầu kim loại nhỏ có cùng kích thước, cùng khối lượng 90 g, được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện có cùng chiều dài 1,5 m. Truyền cho mỗi quả cầu một điện tích 2,4.10-7 C thì chúng đẩy nhau ra xa tới lúc cân bằng thì hai điện tích cách nhau một đoạn a. Coi góc lệch của hai sợi dây so với phương thẳng đứng là rất nhỏ. Tính độ lớn của a. Lấy g = 10 m/s2.

Câu 2. (1,5 điểm) Một điện tích thử dương qt­ = 2,0.10-9 C được đặt ở một vị trí trong một điện trường. Lực do điện trường tác dụng lên nó có độ lớn là F = 4,0.10-9 N.

a) Tính độ lớn cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích thử theo đơn vị N/C.

b) Thay điện tích thử bằng một điện tích q = 9,0.10-6 C. Tính độ lớn điện tích của tụ điện và độ lớn của lực do điện trường tác dụng lên điện tích này.

Câu 3. (2,5 điểm) 

a) Nêu quỹ đạo chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện.

b) Một tụ điện gồm hai bản song song, khoảng cách giữa hai bản là d = 1,00.10-3 m. Điện dung của tụ điện là C = 1,77 pF và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là 3,00 V. Tính độ lớn của cường độ điện trường giữa các bản.

Câu 4. (1 điểm) Đối với một tụ điện xác định, năng lượng của tụ điện phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu của tụ điện?

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

C

B

D

A

D

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

A

C

C

B

B

B

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Hai quả cầu kim loại nhỏ có cùng kích thước, cùng khối lượng 90 g, được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện có cùng chiều dài 1,5 m

Mỗi quả cầu chịu tác dụng của 3 lực: trọng lực , lực điện  và lực căng

Muốn quả cầu cân bằng phải có 

Từ hình vẽ, ta có:

Vì góc α nhỏ nên ta có:

Từ (1) và (2) suy ra:

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

a) Cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích thử có độ lớn được xác định bằng

b) Lực do điện trường tác dụng lên điện tích q có độ lớn là

 

 

0,5 điểm

 

 

1 điểm

 

Câu 3

(2,5 điểm)

a) Khi một điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức, dưới tác dụng của lực điện trường: vận tốc theo phương song song với đường sức bị biến đổi; vận tốc theo phương vuông góc với đường sức không thay đổi. Kết quả là vận tốc của điện tích liên tục đổi phương và tăng dần độ lớn, quỹ đạo chuyển động trở thành đường parabol.

 

 

1 điểm

b) Độ lớn điện tích của tụ điện

Q = CU = 1,77.10-12.3 = 5,31.10-12

Độ lớn của cường độ điện trường giữa các bản

0,5 điểm

 

 

1 điểm

Câu 4

(1 điểm)

Đối với một tụ điện xác định thì điện dung của tụ điện sẽ không đổi, do đó năng lượng của tụ điện sẽ tỉ lệ bậc hai với hiệu điện thế đặt vào hai đầu của tụ điện.

 

1 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Lực tương tác giữa hai điện tích

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

1,5

2. Khái niệm điện trường

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

2

3. Điện trường đều

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

1,75

4. Thế năng điện

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1

5. Điện thế

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

6. Tụ điện

2

1

1

 

 

 

 

 

3

1

1,75

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11– KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Lực tương tác giữa các điện tích

Nhận biết

- Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích.

 

1

 

C1

Thông hiểu

 

- Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích.

 

1

 

C2

Vận dụng cao

- Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

1

 

C1

 

2. Khái niệm điện trường 

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm.

- Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường.

 

1

 

C3

Thông hiểu

 

- Sử dụng biểu thức  tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.

 

1

 

C4

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức .

1

 

C2

 

3. Điện trường đều 

Nhận biết

 

- Nêu được ví dụ về ứng dụng của điện trường đều.

- Nhận biết được cách tạo ra điện trường đều, đường sức điện trường, dạng quỹ đạo khi hạt mang điện chuyển động trong điện trường đều.

1

1

C3a

C5

Thông hiểu

- Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức.

- Xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.

 

1

 

C6

Vận dụng

- Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện.

 

1

 

C7

4. Thế năng điện 

Nhận biết

 

- Nêu được thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét.

 

2

 

C8,9

Thông hiểu

 

- Hiểu sự phụ thuộc của công của lực điện trường vào các yếu tố.

 

1

 

C10

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều.

 

1

 

C11

5. Điện thế 

Nhận biết

 

- Nêu được điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó.

 

1

 

C12

Thông hiểu

 

Xác định được mối liên hệ giữa thế năng điện và điện thế, mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế. 

1

1

C3b

C13

6. Tụ điện

Nhận biết

 

- Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).

1

2

C4

C14,15

Thông hiểu

- Xác định được công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

- Xác định được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

 

1

 

C16

Tìm kiếm google: Đề thi Vật lí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Vật lí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm vật lí 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com