Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 CÁNH DIỀU

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, trách nhiệm là gì?

  1. Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. 

  2. Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.

  3. Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm. 

  4. Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh. 

     Câu 2 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?

  1. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao. 

  2. Làm cho con người trưởng thành hơn. 

  3. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.

  4. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

     Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu gia đình?

  1. Sở thích và nhu cầu mua sắm của bản thân.

  2. Gía thành của sản phẩm. 

  3. Chiến dịch quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm.

  4. Sản phẩm được bày bán công khai.

     Câu 4. (0,5 điểm). Theo em, mối quan hệ là gì?

  1. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. 

  2. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.

  3. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau. 

  4. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau. 

     Câu 5. (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Mạng xã hội có thể hiểu là một ứng dụng tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu giúp mọi người dễ dàng đăng tải thông tin.

  2. Mạng xã hội có thể hiểu là một nền tảng trực tuyến với tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin.

  3. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.

  4. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. 

     Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của việc làm chủ trong mối quan hệ đời sống?

  1. Bình tĩnh để làm chủ hành vi, cảm xúc trong các mối quan hệ. 

  2. Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động chung. 

  3. Luôn hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề bản thân gặp phải, giúp đỡ mình trong các hoàn cảnh khó khăn.

  4. Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ.

     Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình?

  1. Chủ động tâm sự với người thân khi họ có các vấn đề về tinh thần.

  2. Hỏi thăm đến tình trạng sức khỏe hàng ngày của người thân.

  3. Để người thân tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

  4. Quan tâm đến vấn đề tâm lí của người thân hàng ngày.

     Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

  1. Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.

  2. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực

  3. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ

  4. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy. 

     Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

  1. Né tránh nhìn nhận sự việc.

  2. Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.

  3. Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ.

  4. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?

  1. Khuyến khích mọi người tự vượt qua khó khăn. 

  2. Giúp đỡ mọi người.

  3. An ủi, động viên nhau vượt qua khó khăn.

  4. Quan tâm, hỏi thăm nhau hằng ngày.

     Câu 11 (0,5 điểm). Gia đình Thu lên kế hoạch tiết kiệm một khoản tiền cho việc tổ chức một hoạt động thiện nguyện trị giá 10 triệu đồng vào cuối tháng. Nhưng đến giữa tháng mẹ Thu phát hiện gia đình đã chi cho khoản mua thiết bị gia dụng vượt quá 1 triệu vào số tiền thiện nguyện. Nếu em là Thu em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ khuyên bố mẹ dùng số tiền đó thay vì tổ chức hoạt động lần này vì không đủ kinh phí.

  2. Em sẽ đề xuất hủy bỏ hoạt động thiện nguyện vì không đủ kinh phí. 

  3. Em sẽ đề xuất bố mẹ ghi chép lại các khoản chi tiêu để dễ kiểm soát, tránh bội thu.

  4. Em sẽ khuyên bố mẹ thay đổi mức kinh phí con số thấp hơn. 

     Câu 12 (0,5 điểm). Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?

  1. Hà là người không biết nghĩ. 

  2. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm

  3. Hà là người vô tâm.

  4. Hà nghĩ cho lợi ích sức khỏe của bản thân. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Sau giờ học, An về nhà và thấy mẹ đang được một nhân viên của công ty thực phẩm chức năng tư vấn về tác dụng của thuốc thải độc cơ thể. An thấy mẹ có vẻ khá chăm chú nghe và có ý định mua một hộp thuốc về dùng thử. Tuy nhiên, khi nghe lời giới thiệu của cô nhân viên về thuốc thải độc, An thấy không an tâm. 

       - Tình huống 2: Mai đang tìm mua quà trên mạng để chuẩn bị sinh nhật cho bạn thân. Bạn của Mai thích một chiếc áo sơ mi. Mai đã chọn được một chiếc áo sơ mi khá đẹp, đang giảm giá 30%. Tuy nhiên, Mai đang phân vân vì nếu mua thêm chiếc chân váy thì sẽ được giảm 50%.

       - Tình huống 3: Huy đến cửa hàng sách để mua một số dụng cụ học tập. Trên cửa ra vào có tờ quảng cáo “Tặng một phần quà trị giá 30 nghìn đồng cho đơn hàng từ 100 nghìn đồng. Huy nhẩm tính đơn hàng của mình thiếu mất 40 nghìn đồng là đủ điều kiện nhận quà. 

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các bước xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

B

C

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

C

A

A

A

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huống:

- Tình huống 1: 

+ An đã nhận thấy sự bất thường và không tin tưởng với lời mời chào và giới thiệu của nhân viên bán hàng đối với sản phẩm thải độc.

+ An cần hỏi nhân viên bán hàng rõ hơn về chất lượng, nguồn gốc, các giấy tờ có liên quan đến sản phẩm để đảm bảo nắm rõ các thông tin về sản phẩm đó. Đồng thời có thể tham khảo các thông tin chính cống trên mạng về loại thuốc này.

+ An cũng nên khuyên mẹ cân nhắc vì công ty đó là công ty chuyên bán thực phẩm chức năng nhưng lại tư vấn thuốc thải độc cơ thể. 

+ An cũng có thể nhắc mẹ từ chối khéo léo lời tiếp thị, quảng cáo mua hàng của người nhân viên kia. 

- Tình huống 2: 

+ Mai phân vân không biết nên mua 1 sản phẩm được giảm 30% hay mua 2 sản phẩm được giảm giá đến 50%. 

+ Mai cần cân nhắc kĩ về khả năng tài chính của bản thân để chi tiêu phù hợp hơn, thay vì bị lôi cuốn vào chương trình giảm giá nhằm thu hút sự chi tiêu của khách hàng.

+ Nếu như sản phẩm mua thêm là không cần thiết Mai có thể chỉ mua chiếc áo được giảm giá 30% để cân bằng chi tiêu của bản thân. 

- Tình huống 3: 

+ Huy bị thu hút bởi chương trình khuyến mãi tặng quà khi mua hóa đơn từ 100 nghìn trở lên.Tuy nhiên, đơn hàng của Huy thiếu mất 40 nghìn để đủ điều kiện tham gia nhận quà. 

+ Huy nên cân nhắc vì nếu như Huy mua thêm  40 nghìn tiền hàng thì cũng sẽ chỉ nhận được phần quà trị giá 30 nghìn. Giá trị nhỏ hơn với số tiền Huy bỏ ra thêm để mua hàng.

+ Huy nên mua những đồ dùng thật sự cần thiết để phục vụ cho học tập, tránh lãng phí vào các chương trình khuyến mãi, tặng quà. 




1,0 điểm














1,0 điểm











1,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội:

+ Bước 1: xác định mục tiêu. 

+ Bước 2: xây dựng nội dung truyền thông và thông điệp muốn truyền tải. 

+ Bước 3: xác định và lựa chọn hình thức truyền thông: kịch ngắn, vẽ tranh cổ động, hùng biện, lập trang fanpage, diễn đàn...

+ Bước 4: phân công nhiệm vụ.

+ Bước 5: Dự kiến thời gian, địa điểm thực hiện. 



0,5 điểm






0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU


Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU 



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 4

6

1

  

Trách nhiệm với gia đình

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa về trách nhiệm.

- Nhận diện được vai trò của trách nhiệm.

2

 

C1 C2

 

Thông hiểu

- Nhận diện được biểu hiện không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu gia đình.

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình. 

- Nhận diện ý không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

3

 

C3 C7

C9 

 

Vận dụng

- Nhận diện được cách quản lí và chi tiêu hợp lí.

 - Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huống. 

1

1

C11

C1 (TL)

Vận dụng cao

     

Chủ đề 5

6

1

  

Xây dựng cộng đồng văn minh

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của mối quan hệ. 

- Nhận diện được đặc điểm của mạng xã hội.

2

 

C4

C5 

 

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải biểu hiện của việc làm chủ trong mối quan hệ đời sống.

- Nhận diện được ý không phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.

- Nhận diện được đâu không phải cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. 

3

 

C6

C8 

C10

 

Vận dụng

- Vận dụng hành động trách nhiệm với cộng đồng vào đời sống. 

1

 

C12

 

Vận dụng cao

- Nêu các bước xây dựng kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

 

1

 

C2 (TL)

 

Tìm kiếm google: Đề thi hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net