Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 11 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Khoanh vào câu trả lời đúng nhất, mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm.

Câu 1. Đâu là biểu hiện của sự hợp tác với thầy cô?

A. Sợ trả lời câu hỏi của thầy cô

B. Không chia sẻ với thầy cô khi gặp khó khăn

C. Tìm lí do trốn tham gia phong trào ở lớp

D. Chăm chỉ hoàn thành bài tập thầy cô giao

Câu 2. Đâu không phải là biểu hiện của cơ thể khi có cảm xúc tiêu cực?

A. tim đập nhanh

B. mệt mỏi

C. thiếu sức sống

D. thoải mái

Câu 3. Làm thế nào để điều chỉnh cảm xúc bản thân về trạng thái bình tĩnh khi có điều tiêu cực xảy ra?

A. La hét ầm ĩ khắp nhà

B. ăn chơi thâu đêm suốt sáng

C. đi kể lại với rất nhiều người khác nhau về vấn đề

D. hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, đặt mình vào vị trí đối tác để thấu hiểu.

Câu 4. Đâu là cách sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc: 

A. Tích cực dùng ngôn ngữ động viên, khích lệ chính bản thân mình

B. than thân trách phận để tránh những cảm xúc tiêu cực cho chính mình

C. chê bai, phản ứng gay gắt hay bác bỏ ý kiến của người khác

D. nói năng thô lỗ không quan tâm đến các mối quan hệ xung quanh.

Câu 5. Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ làm gì?

A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống

B. không tham gia khi phát động phong trào

C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học

D. im lặng, không có ý kiến gì.

Câu 6. Khi em được thầy cô ghi nhận những tiến bộ trong học tập, đâu chưa phải là cách ứng xử hợp lí:

A. Thể hiện sự vui vẻ

B. Vui vẻ, tự kiêu và tự mãn

C. Tự hào về bản thân

D. Vui vẻ và nói lời cảm ơn.

Câu 7. Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Hoa cảm thấy không hài lòng khi cô làm như vậy vì bạn không muốn biết lỗi sai của mình. Theo em, Hoa nên làm gì?

A. Nổi giận vì cô làm thế là đang làm mất mặt Hoa

B. Không để tâm tới lời cô nói và xin phép ra ngoài

C. Tự ái vì điểm yếu của mình

D. Lắng nghe và rút ra bài học cho mình ở những bài làm tiếp theo

Câu 8. Trong giờ giải lao, các bạn nam cùng hùa lại trêu chọc em và cười ầm lên, lúc đó em sẽ:

A. Nổi cáu và trêu lại các bạn

B. Chửi thề, nói lời thiếu văn hóa vì các bạn xứng đáng

C. Rủ đám bạn khác lại “đáp trả”.

D. Nói rõ với các bạn mình không thích và đi chỗ khác.

Câu 9. Khi em được sự tín nhiệm của bạn bè, em sẽ:

A. Thể hiện sự kiêu hãnh, tự hào

B. Cố gắng hoàn thành và hỗ trợ các bạn khi có thể.

C. Luôn cố gắng thể hiện mình, không quan tâm người khác.

D. Cố gắng lấy sự tín nhiệm từ thầy cô, bạn bè không cần quan tâm nữa

Câu 10. Đâu không phải là cách thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp:

A. Chia sẻ thẳng thắn, không cần vòng vo, ý tứ về những gì bản thân đã trải qua để đối tác biết.

B. Giữ bình tĩnh, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách ứng xử và cân nhắc điều mình muốn nói với đối tác để tránh xung đột. 

C. Thể hiện sự thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử với các đối tượng khác nhau.

D. Lắng nghe tích cực để hiểu đúng ý của đối tượng giao tiếp, tránh hiểu lầm để gây mẫu thuẫn, xung đột.

Câu 11. Cho tình huống sau: “Sinh tham gia dự án bảo vệ môi trường nên cần vào mạng tìm tài liệu. Khi Sinh đang miệt mài tìm kiếm các thông tin trên mạng, bố nhìn thấy và cho rằng Sinh đang lãng phí thời gian nên đã nặng lời với Sinh khiến bạn cảm thấy rất ấm ức”. Nếu là Sinh, em sẽ làm gì?

A. Tự ái với những lời bố nói nên im lặng bỏ đi không tim tài liệu nữa.

B. Mặc kệ bố muốn nghĩ sao về mình cũng được miễn sao mình có tài liệu học tập là được.

C. Trách bộ không được đổ oan cho Sinh, việc học tập mong bố đừng can thiệp vào.

D. Bình tĩnh giải thích cho bố hiểu mình đang vào mạng để tìm tư liệu cho dự án Bảo vệ môi trường mà mình tham gia.

Câu 12. Hải và Hùng chơi thân với nhau từ tiểu học. Hùng rất ham chơi điện tử. Một lần, Hùng rủ Hải đi chơi điện tử nhưng Hải không muốn đi. Hùng nói: “Nếu cậu không đi chơi cùng tớ, tớ sẽ không chơi với câu nữa". Nếu là Hải, em sẽ làm gì?

A. Nói xấu Hùng với các bạn và thầy cô

B. Không chơi với Nam nữa

C. Bảo vệ quan điểm và nói cho Nam hiểu tác hại của việc ham chơi điện tử

D. Tránh mặt Nam, không nói chuyện với Nam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) 

a. Trình bày những cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.

b. Liên hệ bản thân, kể tên một số hoạt động mà bản thân em đã làm để xây dựng và phát triển nhà trường.

Câu 2 (2,0 điểm) 

Cho hai tình huống sau đây:

+ Tình huống 1. Nam và Tuấn chơi thân với nhau. Nam tổ trưởng có nhiệm vụ kiểm tra bài tập về nhà của các bạn. Nam có nhắc nhở Tuấn nhưng nghĩ là bạn thân Nam sẽ không báo cáo lên cô chủ nhiệm nên Tuấn dửng dưng không làm bài tập. Cuối tuần, cô giáo yêu cầu các tổ trưởng báo cáo thì Nam báo cáo và trong đó có tên của Tuấn. Tuấn rất tức và không chơi với Nam nữa. 

+ Tình huống 2. Vì hôm qua gia đình Ngọc có việc nên Ngọc phải làm nhiều việc và ngủ ít nên khá mệt. Hôm nay, trong giờ ra chơi, Ngọc tranh thủ chợp mắt một lúc để tỉnh táo cho giờ học tiếp theo. Thấy Ngọc ngủ, Thành vội lấy điện thoại ra chụp, đăng ảnh Ngọc lên mạng xã hội và bêu rếu để làm trò cười cho mọi người. Ngọc rất tức giận, buồn và thậm chí khóc. Nhưng rồi Ngọc quyết định gặp riêng Thành để trao đổi thẳng thắn và giải quyết vấn đề.

- Chỉ ra nhân vật đã thể hiện và chưa thể hiện được khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè. Giải thích tại sao?

- Theo em, đâu là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè của các nhân vật?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

D

D

D

A

A

B

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

D

B

A

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm









Câu 1

(2,0 điểm)

a. Cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường:

Gợi ý:

+ Đề xuất các bạn ý tưởng hoạt động

+ Thảo luận lựa chọn hoạt động phù hợp để cùng tham gia.

+ Phân chia nhiệm vụ

+ Phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện.

+ Đánh giá sự hợp tác và kết quả thực hiện các hoạt động.

b. Liên hệ bản thân và chỉ ra những việc làm của bản thân để thể xây dựng và phát triển nhà trường:

Gợi ý

- Xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp.

- Tham gia diễn đàn "Vì ngày mai lập nghiệp".

- Vận dụng các phương pháp học tập tích cực.

- Tham gia ngày hội đọc sách.

- Tham gia phong trào "Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, không có bạo lực, bắt nạt học đường".

- ...



GV căn cứ vào đáp án HS đưa ra, điểm tối đa 1,0 điểm







GV căn cứ vào đáp án HS đưa ra, điểm tối đa 1,0 điểm









Câu 2 

(2,0 điểm)

- Nhân vật đã thể hiện và chưa thể hiện được khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè:

+ TH1. Nhân vật Tuấn không thể hiện được khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè vì Tuấn không chịu nhận mình đã sai còn trách Nam và tức giận bỏ chơi với Nam.

+ TH2. Nhân vật Ngọc đã thể hiện được khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè vì dù rất tức giận và buồn nhưng Ngọc đã giữ được bình tĩnh, hẹn gặp Thành để cùng giải quyết vấn đề, không làm lớn mọi chuyện.

- Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè của các nhân vật: thái độ, nhận thức, hành vi cư xử…




0,75 điểm




0,75 điểm





0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU


Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường


1

 

0,5


1

 

2

  

0,5


4


1


4,0

Chủ đề 2: Quản lí bản thân


1

 

5

 

2


1

  

8


1


6,0

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

6

0

4

1

0

0,5

12

2

14

Điểm số

1

1

3

0

2

2

0

1

6

4

10

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG









Xây dựng và phát triển nhà trường




Nhận biết

- Chỉ ra biểu hiện của sự hợp tác với thầy cô.

- Trình bày được các cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.

1








0,5

C1








C1 ý a



Thông hiểu

- Đưa được hành vi và thái độ khi nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi. 

1

 

C5

 







Vận dụng

- Giúp Hoa xử lí tình huống: Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Hoa cảm thấy không hài lòng khi cô làm như vậy vì bạn không muốn biết lỗi sai của mình. 

- Giúp Hải xử lí tình huống: 1Hải và Hùng chơi thân với nhau từ tiểu học. Hùng rất ham chơi điện tử. Một lần, Hùng rủ Hải đi chơi điện tử nhưng Hải không muốn đi. Hùng nói: “Nếu cậu không đi chơi cùng tớ, tớ sẽ không chơi với câu nữa".  





2

 


C7







C12

 

Vận dụng cao

Liên hệ bản thân, kể tên một số hoạt động mà bản thân em đã làm để xây dựng và phát triển nhà trường.

 

0,5

 

C1 ý b

CHỦ ĐỀ 2. QUẢN LÝ BẢN THÂN












Quản lí bản thân


Nhận biết

- Nhận biết biểu hiện không đúng khi cơ thể có cảm xúc tiêu cực.

1

 

C2

 





Thông hiểu

- Biết cách điều chỉnh cảm xúc bản thân về trạng thái bình tĩnh khi có điều tiêu cực xảy ra.

- Biết cách sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc.

- Biết cách ứng xử hợp lí khi em được thầy cô ghi nhận những tiến bộ trong học tập. 

- Biết cách ứng xử phù hợp khi được sự tín nhiệm của bạn bè.

- Chỉ ra cách thể hiện cảm xúc và ứng xử chưa phù hợp trong các tình huống giao tiếp.

5

 

C3



C4



C6



C9



C10

 






Vận dụng

- Biết cách xử lí khi trong giờ giải lao, các bạn nam cùng hùa lại trêu chọc em và cười ầm lên.

- Xử lí tình huống khi bị bố trách nhầm.

- Xử lí tình huống chỉ ra được nhân vật đã thể hiện và chưa thể hiện được khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè của các nhân vật.

2













1

C8




C11














C2

 

Tìm kiếm google: Đề thi hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com