Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 CÁNH DIỀU

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, như thế nào được coi là người có kế hoạch chi tiêu phù hợp với tài chính gia đình?

  1. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí

  2. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân

  3. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.

  4. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm. 

     Câu 2 (0,5 điểm). Vai trò của thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình là?

  1. Được mọi người tín nhiệm.

  2. Được nhiều người ngưỡng mộ.

  3. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.

  4. Nâng cao giá trị bản thân. 

     Câu 3 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

  1. Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.

  2. Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ.

  3. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn.

  4. Giữ im lặng để người còn lại lên tiếng. 

     Câu 4. (0,5 điểm). Khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng là gì?

  1. Cùng chung sở thích, quan điểm sống. 

  2. Khác biệt về tính cách, tuổi tác, quan điểm sống. 

  3. Tham gia chung trong một hội nhóm. 

  4. Có sự ăn ý trong giao tiếp. 

     Câu 5. (0,5 điểm). Đâu là hành vi thể hiện sự văn minh nơi bến xe, bến tàu?

  1. Mặc trang phục kín đáo.

  2. Vứt rác đúng nơi quy định.

  3. Nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai

  4. Không lấn chiếm nơi sinh hoạt chung. 

     Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?

  1. Quyên góp tiền để xây dựng trường học. 

  2. Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao. 

  3. Ngại tham gia, tiếp xúc với người lạ.

  4. Chủ động giúp đỡ người gặp khó khăn.

     Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải tình huống mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

  1. Cha mẹ can thiệp gay gắt vào quan hệ bạn bè của con cái.

  2. Cha mẹ muốn con tập trung học tập, giảm thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa.

  3. Cha mẹ tổ chức cho con tham gia hoạt động chung của gia đình. 

  4. Cha mẹ định hướng nghề nghiệp khác điều con mong nuốm. 

     Câu 8 (0,5 điểm). Ý nào là không đúng khi nói về thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng?

  1. Tham gia các hoạt động gây mất trật tự an ninh. 

  2. Gương mẫu chấp hành các quy định của cộng đồng.

  3. Tham gia tích cực các hoạt động phát triển xã hội. 

  4. Tích cực tham gia tuyên truyền về Hiến pháp và pháp luật. 

     Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không thể hiện sự hợp lí khi sắp xếp công việc trong gia đình một cách hợp lí?

  1. Giải quyết công việc cá nhân trước công việc chung. 

  2. Đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc quan trọng.

  3. Phân phối thời gian hợp lí cho từng công việc.

  4. Ưu tiên người lớn tuổi và trẻ em. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải trách nhiệm của bản thân với công đồng? 

  1. Quyên góp toàn bộ tài sản để làm từ thiện. 

  2. Tuân thủ pháp luật, các quy định cộng đồng.

  3. Tham gia hoạt động chung của cộng đồng.

  4.  Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế.

     Câu 11 (0,5 điểm). Hải có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Hải có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Hải mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Hải em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích.

  2. Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi. 

  3. Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện.

  4. Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn.

     Câu 12 (0,5 điểm). Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?

  1. Hà là người không biết nghĩ. 

  2. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm

  3. Hà là người vô tâm.

  4. Hà nghĩ cho lợi ích sức khỏe của bản thân. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống sau đây:

      - Tình huống 1: Minh thích chơi cờ vua và có ý định đăng kí tham gia vào câu lạc bộ cờ vua của trường. Đúng lúc đó, bố lại gợi ý cho Minh tham gia câu lạc bộ khác mà Minh không muốn. 

 - Tình huống 2: Lan và Tú dạo gần đây chơi khá thân với nhau, thường xuyên cùng nhau đi học, làm bài tập...Mẹ Lan hỏi kĩ Lan về mối quan hệ bạn bè của cả hai

     Câu 2 (1,0 điểm). Xác định trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

B

C

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

C

A

A

A

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống:

- Tính huống 1: 

+ Minh có thể nói chuyện với bố về bộ môn mình yêu thích là cờ vua.

+ Minh cảm ơn bố đã đưa ra gợi ý để Minh có thêm sự lựa chọn.

+ Minh có thể nêu ra mặt ưu điểm của cả hai câu lạc bộ.

+ Minh có thể nói với bố sẽ cân nhắc và tham gia vào câu lạc bộ bố gợi ý để có thể trải nghiệm và kĩ năng mới. 

- Tình huống 2: 

+ Lan có thể trò chuyện thẳng thắn theo hướng tình cảm với mẹ về mối quan hệ bạn bè của mình.

+ Lan giải thích rõ với mẹ về mối quan hệ cũng như tình cảm yêu quý, trong sáng của cả hai.

+ Lan có thể nêu ra một số lý do quý trọng tình bạn này: Tú luôn giúp đỡ môn Lan học còn yếu, cả hai hỗ trợ nhau trong học tập, rèn luyện...

+ Lan cảm ơn mẹ đã luôn yêu thương, quan tâm đến mình cũng như là các mối quan hệ bạn bè của mình. 



1,5 điểm










1,5 điểm








Câu 2 

(1,0 điểm)

- Trách nhiệm của bản thân với công cộng: 

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong tập thể;

+ Tuân thủ pháp luật, các quy định của cộng đồng;

+ Tôn trọng văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng;

+ Tham gia các hoạt động chung của cộng đồng;

+ Hợp tác, giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng;

+ Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái...


0,5 điểm




0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU


Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CÁNH DIỀU 



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 4

6

1

  

Trách nhiệm với gia đình

Nhận biết

- Nhận diện được người có kế hoạch chi tiêu phù hợp với tài chính gia đình. 

- Nhận diện được vai trò của thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình.

2

 

C1 C2

 

Thông hiểu

- Nhận diện được hành động không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- Nhận diện được ý không phải tình huống mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- Nhận diện ý không thể hiện sự hợp lí khi sắp xếp công việc trong gia đình một cách hợp lí.

3

 

C3 C7

C9 

 

Vận dụng

- Nhận diện được cách xử lí tình huống thể hiện sự chi tiêu tài chính cá nhân hợp lí. 

 - Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống.

1

1

C11

C1 (TL)

Vận dụng cao

     

Chủ đề 5

6

1

  

Xây dựng cộng đồng văn minh

Nhận biết

- Nhận diện được khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. 

- Nhận diện được hành vi thể hiện sự văn minh nơi bến xe, bến tàu. 

2

 

C4

C5 

 

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng.

- Nhận diện được đâu không phải trách nhiệm của bản thân với công đồng.

3

 

C6

C8 

C10

 

Vận dụng

- Vận dụng hành động có trách nhiệm với cộng đồng. 

1

 

C12

 

Vận dụng cao

- Nêu hành vi văn mình nơi công cộng.

 

1

 

C2 (TL)

 

Tìm kiếm google: Đề thi hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com