Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 cánh diều (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 cánh diều (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

A. Lợi dụng lúc đất nước ta bị chia cắt thành hai đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt.

B. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam nhà Thanh.

C. Thực hiện âm mưu giúp Lê Chiêu Thống chống lại nghĩa quân Tây Sơn.

D. Thực hiện âm mưu bành trướng của phong kiến phương Bắc.

Câu 2 (0,25 điểm). Đến đầu thế kỉ XVIII, tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài có biểu hiện nào sau đây?

A. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác phát triển.

B. Hoạt động đắp đê, làm thủy lợi được đặc biệt chú trọng.

C. Nạn vỡ đê, mất mùa chấm dứt.

D. Tình trạng ruộng đất bỏ hoang, vỡ đe, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

Câu 3 (0,25 điểm). Vào thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì:

A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mỹ.

B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.

C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.

D. Mỹ giúp đỡ Cu – ba và Phi – lip – pin giành độc lập.

Câu 4 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?

A. Phân tích về quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.

B. Đưa tới sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc.

C. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Câu 5 (0,25 điểm). Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Công xã Pa – ri chỉ tồn tại 72 ngày?

A. Giai cấp vô sản Pháp còn yếu.

B. Họ chưa có chính đảng lãnh đạo.

C. Chưa có nước liên minh công nông.

D. Các thế lực phản động cấu kết với nhau tiêu diệt cách mạng.

Câu 6 (0,25 điểm). Sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga không thể cùng tồn tại hai chính quyền là do:

A. không thỏa thuận được với nhau về chính sách đối nội.

B. không thỏa thuận được với nhau về chính sách đối ngoại.

C. đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau.

D. mâu thuẫn gay gắt trong việc quản lí đất nước.

Câu 7 (0,25 điểm). Chiến tranh thế giới mang tính chất:

A. một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.

B. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên đều tham chiến.

C. một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.

D. mở một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.

Câu 8 (0,25 điểm). Một thành tựu kĩ thuật tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX là:

A. Giêm – Oát đã chế tạo được máy hơi nước và ứng dụng trong công nghiệp.

B. đã chế tạo được chiếc máy tính điện tử đầu tiên.

C. đã phát minh ra internet và công nghệ số kết nối toàn cầu.

D. phát minh ra kĩ thuật in và ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày tình hình nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Câu 3 (0,5 điểm). Lê nin đã nhận định về công Xã Pa – ri như sau: “Công xã Pa – ri để lại những kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản thế giới”. Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định này? Tại sao?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU 

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

B

B

B

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

 Tình hình nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

- Kinh tế: 

+ Công nghiệp từ sau năm 1870, phát triển chậm lại tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ, Đức). 

+ Anh vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. 

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền ra đời, chi phối đời sống kinh tế đất nước. 

 

 

 

0,5 điểm

 - Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến, do hai Đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền. 

- Đối ngoại: Ưu tiên chính sách xâm lược thuộc địa, là nước có thuộc địa nhiều nhất thế giới. 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm  

Đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”, vì: 

- Giới cầm quyền Anh ưu tiên hàng đầu, đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới gấp 3 lần Pháp. 

- Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là “đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn”. Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

 Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì: 

+ Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bây giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền. 

 

 

0,5 điểm

 

 

- Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. 

è Chính hai lí do trên đã giúp cho nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu. 

 

0,5 điểm 

 

 

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng ý với nhận định của Lê – nin: “Công xã Pa – ri để lại những kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản thế giới”.

0,25 điểm 

Giải thích: 

- Bài học kinh nghiệm mà công xã Pa – ri để lại: 

+ Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. 

+ Thực hiện liên minh công – nông, 

+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. 

- Liên hệ đến Việt Nam: 

Hai cuộc cách mạng kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đều có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. 

+ Chính phủ cùng nhân dân tiến hành xây dựng đất nước, thống nhất đất nước về mặt nhà nước, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. 

è Công xã Pa – ri đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng vô sản thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

 

0,25 điểm 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

Bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

 

 

1

 

 

1

 

 

1

1

1,25

Bài 8. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

0,25

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX 

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 9. Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

 

1

1

 

 

 

 

 

1

1

1,75

Bài 10. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

 

 

2

 

 

 

 

1

2

1

1,0

Bài 11. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga 1917

 

 

2

 

 

 

 

 

2

0

0,5

CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THỂ KỈ XVIII - XIX

Bài 12. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

1. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

Lí giải vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta. 

1

 

 

C1

 

 

Vận dụng

Giải thích lí do vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu. 

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Nhận biết

Nhận biết biểu hiện của tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài đến đầu thế kỉ XVIII. 

1

 

C2

 

Thông hiểu 

 

 

 

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

3. Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 

Nhận biết

Trình bày tình hình nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và giải thích lí do chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. 

 

1

 

C1

(TL)

Thông hiểu

Tìm hiểu nguyên nhân vào thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha. 

1

 

C3

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Tìm ý không đúng khi nói về ý nghĩa của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. 

- Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản làm Công xã Pa – ri chỉ tồn tại 72 ngày. 

1

 

1

 

C4

 

C5

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

5. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu  

- Tìm hiểu nguyên nhân khiến cho Nga không thể tồn tại hai chính quyền sau Cách mạng tháng Hai. 

- Tìm hiểu tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất. 

1

 

 

1

 

C6

 

 

C7

 

Vận dụng 

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, 

NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

6. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX

Nhận biết

Nhận biết một thành tựu kĩ thuật tiêu biểu trong thế kỉ XVIII – XIX. 

1

 

C8

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 lịch sử 8 cánh diều đề số 3

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net