Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 8 cánh diều (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 8 cánh diều (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Phong trào Cần vương mặc dù gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định:

A. đúng, vì phong trào không giành được độc lập cho Việt Nam.

B. sai, vì phong trào khiến cho thực dân Pháp không thể thống trị được như cũ.

C. sai, vì phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho cách mạng sau này.

D. đúng, vì phong trào đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng phong kiến.

Câu 2 (0,25 điểm). Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

B. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.

C. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

Câu 3 (0,25 điểm). Câu ca dao sau phản ánh thực trạng gì trong xã hội nhà Nguyễn?

“Con ơi mẹ bảo con này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”

A. Nạn cướp, phá hoành hành.

B. Quan lại bắt cướp bảo vệ dân.

C. Tệ tham quan ô lại.

D.  Nhân dân cần cảnh giác trước nạn cướp giật.

Câu 4 (0,25 điểm). Điểm chung phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia cuối thế kỉ XIX là:

A. theo khuynh hướng tư sản.

B. theo khuynh hướng vô sản.

C. theo khuynh hướng phong kiến.

D. từng bước giành được thắng lợi.

Câu 5 (0,25 điểm). Với cuộc Cải cách Minh Mạng, cả nước được phân chia thành các đơn vị hành chính thế nào?

A. Đất nước được chia thành Bắc đạo, Nam đạo và Tây đạo.

B. Đất nước được chia thành Bắc Thành, Gia Định Thành và phủ Thừa Thiên.

C. Đất nước được chia làm 29 tỉnh và phủ Thừa thiên.

D. Đất nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

Câu 6 (0,25 điểm). Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ phù hợp với điều kiện của đất nước.

B. Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân để tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước.

C. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

D. Xóa bỏ; tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ, thành tựu của thế giới.

Câu 7 (0,25 điểm). Đảng Quốc Đại (thành lập năm 1885)là chính đảng đại diện cho giai cấp nào ở Ấn Độ?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Địa chủ.

D. Tư sản.

Câu 8 (0,25 điểm). Trong trận chiến nào ở Hà Nội tên chỉ huy quân Pháp là Ph. Gác-ni-ê đã bị giết chết?

A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873).

B. Trận chiến đấu chống quân Pháp của quân triều đình ở cửa ô Thanh Hà (1873).

C. Trận chiến đấu chống quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882).

D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883).

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu những nét chính về văn hóa thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX.

Câu 2 (1,5 điểm). Hãy nêu những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây vào Ấn Độ, các nước Đông Nam Á để “khai hóa văn mình”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

C

C

D

A

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

Nêu những nét chính về tình hình văn hóa của thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX: 

- Tôn giáo: Khôi phục vị trí độc tôn cho Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo. Coi trọng tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc. 

- Văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng xuất hiện như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Bà Huyện Thanh Quan….

- Nghệ thuật: Nhã nhạc đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao. Văn nghệ dân gian xuấ hiện hàng loạt các làn điệu dân ca. Kiến trúc với nhiều công trình nổi tiếng tồn tại đến tận bây giờ. 

- Khoa học: Tổ chức các kì thi Nho học. Nửa đầu thế kỉ XIX ghi nhận những bước đột phá trong việc biên soạn các công trình sử học. Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử, y dược học có giá trị được biên soạn. 

 

 

 

 

 

1,0 điểm 

Câu 2

(1,5 điểm)

Những nét chính về diễn biến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911: 

- Tháng 5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. Sự kiện này đã gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân, châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911). 

- Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. 

- Cuối tháng 12/1911, Trung Hoa dân quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. 

- Sau khi vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức tháng 2/1912, Viên Thế Khải tuyên thệ nhặm chức Tổng thống. Cách mạng chấm dứt. 

 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

Ý nghĩa cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911:

- Lật đổ nhà Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc. 

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

Câu 3

(0,5 điểm)

Không đồng ý với ý kiến: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ, các nước Đông Nam Á để “khai hóa văn minh”.

0,25 điểm 

Giải thích: 

- Bản chất chính của “khai hóa văn minh” là đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn. 

- Múc địch chính của các nước phương Tây khi vào Ấn Độ, Đông Nam Á đối lập hoàn toàn với ý nghĩa “khai hóa văn minh” khi mục đích thực chất là vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thụ… 

(HS giải thích phù hợp với nội dung bài học được tính điểm. Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo). 

 

 

 

0,25 điểm 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản

1

 

 

1

1

 

 

 

2

1

2,0

Bài 14. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

1

 

 

 

1

 

 

1

2

1

1,0

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 15. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

1

1

 

 

1

 

 

 

2

1

1,5

Bài 16. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

1

 

 

 

1

 

 

 

2

0

0,5

Tổng số câu TN/TL

4

1

0

1

4

0

0

1

8

3

5,0

Điểm số

1,0

1,0

0

1,5

1,0

0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Trung Quốc và Nhật Bản

Nhận biết

 Tìm hiểu bối cảnh cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra.

1

 

C2

 

Thông hiểu

Tìm hiểu ý nghĩa, diễn biến chính cuộc cách mạng Tân Hợi. 

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng

Tìm hiểu bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

1

 

 

 

 

C6

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Nhận biết

Nhận biết giai cấp đại diện cho Đảng Quốc Đại.

1

 

C7

 

Thông hiểu 

 

 

 

 

 

Vận dụng

Tìm hiểu điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam – phu – chia.

1

 

C4

 

Vận dụng cao 

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

3. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX 

Nhận biết

- Nêu những nét chính về tình hình văn hóa dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. 

- Nhận biết đơn vị hành chính được chia dưới thời nhà Nguyễn. 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

C5

C1

(TL)

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

Tìm hiểu thực trạng trong xã hội nhà Nguyễn trong câu ca dao “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

1

 

C3

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

4. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Nhận biết

Nhận biết trận chiến nào mà tên chỉ huy Pháp là Ph. Gác – ni – ê đã bị giết chết. 

1

 

C8

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

Đồng tình hay không đồng tình với nhận định về phong trào Cần vương. 

 

1

 

 

C1

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 8 cánh diều đề số 4

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net