A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?
A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.
B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành được nhiều thắng lợi.
D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp – Phổ.
Câu 2 (0,25 điểm). Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước:
A. phong kiến nửa thuộc địa.
B. tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.
C. phong kiến có tính chất dân chủ.
D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 3 (0,25 điểm). Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành độc lập là:
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Phan Châu Trinh.
D. Phan Bội Châu.
Câu 4 (0,25 điểm). Năm 1906, Phan Châu Trinh có hoạt động yêu nước nào sau đây?
A. Thành lập Hội Duy tân, sau đó đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.
B. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.
C. Gửi thư cho chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát.
D. Yêu cầu Pháp xóa bỏ chính sách cai trị, trả lại nền độc lập cho Việt Nam.
Câu 5 (0,25 điểm). Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/ thành phố nào?
A. Thành phố Hải Phòng.
B. Tỉnh Quảng Ninh.
C. Tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Kiên Giang.
Câu 6 (0,25 điểm). Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, một nước ven biển có 5 bộ phận của vùng biển theo thứ tự lần lượt là:
A. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
B. nội thủy, cửa khẩu, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
C. nội thủy, lãnh hải, mốc quốc giới, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở, thềm lục địa.
Câu 7 (0,25 điểm). Tài nguyên biển đảo Việt Nam bao gồm:
A. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản.
B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên năng lượng.
C. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật.
D. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đặc biệt.
Câu 8 (0,25 điểm). DOC là tên viết tắt tiếng Anh của văn bản:
A. Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
B. Luật Biển Việt Nam năm 2012.
C. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
D. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Nêu những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Câu 2 (1,0 điểm). Bằng kiến thức đã học, chứng minh rằng: Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa với nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng.
Câu 3 (0,5 điểm). Khi học bài Việt Nam đầu thế kỉ XX, có ý kiến cho rằng: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | D | D | C | C | A | C | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu hỏi | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông: - Thuận lợi: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện phát triển các ngành tổng hợp kinh tế biển như: + Giao thông vận tải: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tạo điều kiện phát triển giao thông đường biển quanh năm. + Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ven biển kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện giúp Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch biển. + Khai thác, nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú tạo nguồn lợi lớn trong việc cung cấp nguyên liệu, thực phẩm trong và ngoài nước. + Phát triển nghề làm muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ẩm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp phát triển nghề làm muối. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
|
- Khó khăn: Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai và tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây trở gại đến việc khai thác tài nguyên, phát triển du lịch biển và nuôi trồng thủy sản. | 0,25 điểm
| |
Câu 2 (1,0 điểm) | Chứng minh: Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa với nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng: - Đầu thế kỉ XX, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, một trào lưu dân tộc chủ nghĩa đã xuất hiện ở nước ta. Gắn liền với tư tưởng chính trị mới là những hình thức và biện pháp đấu tranh mới, phong phú, đa dạng. - Hình thức bạo động vũ tranh qua hoạt động của Duy tân Hội, Việt Nam Quang phục hội. - Hình thức đấu tranh chính trị, tư tưởng, văn hóa, ngoại giao trên quy mô toàn quốc như: + Thành lập các hội yêu nước để tập hợp lực lượng, tổ chức đấu tranh (Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội…) + Xuất dương cầu viện, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học để phục vụ đất nước (phong trào Đông du…) + Tiến hành phong trào cải cách xã hội sâu rộng lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia như thành lập nhà trường kiểu mới, xuất bản sách báo để tuyên truyền giáo dục động viên lòng yêu nước. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 3 (0,5 điểm) | Không đồng ý với ý kiến: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh” vì: | 0,25 điểm |
- Bản chất, ý nghĩa thực sự của “khai hóa văn minh” là: đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn. - Mục đích chính và chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối lập hoàn toàn với ý nghĩa của từ “khai hóa văn minh”: xâm lược, thống trị, bóc lột thuộc địa. Còn hành động khai hóa chỉ là để phục vụ cho hoạt động khai thác. - Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đến Việt Nam: làm kinh tế trở nên nghèo nàn, lạc hậu, cột chặt vào kinh tế Pháp, còn văn hóa thì hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội phổ biến hơn … làm suy yếu nòi giống, phai mờ và kìm hãm sự phát triển của nhân dân Việt Nam. | 0,25 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 17. Việt Nam đầu thế kỉ XX | 4 |
|
|
|
| 1 |
| 1 | 4 | 2 | 2,5 |
Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông | 4 |
|
| 1 |
|
|
|
| 4 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 0 | 1,5 | 0 | 1 | 0 | 1 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
1. Việt Nam đầu thế kỉ XX | Nhận biết | - Nhận biết bối cảnh diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam. - Nhận biết nền kinh tế của Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). - Nhận biết một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành độc lập. - Nhận biết hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh năm 1906. | 1
1
1
1 |
| C1
C2
C3
C4 |
|
Thông hiểu |
|
|
|
|
| |
Vận dụng | Chứng minh cho nhận định: Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa với nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng. |
| 1 |
| C2 (TL) | |
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. |
| 1 |
| C3 (TL) | |
2. Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông | Nhận biết | - Nhận biết huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/ thành phố nào. - Nhận biết 5 bộ phận của vùng biển theo thứ tự của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. - Nhận biết các loại tài nguyên của biển đảo Việt Nam. - Nhận biết văn bản có tên viết tắt tiếng Anh là DOC. | 1
1
1
1 |
| C5
C6
C7
C8 |
|
Thông hiểu | Nêu những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. |
| 1 |
| C1 (TL) | |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|