Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 8 cánh diều (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 8 cánh diều (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn nêu rõ điều gì?

A. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.

B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

C. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.

D. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.

Câu 2 (0,25 điểm). Cho các sự kiện:

1. Chiến tranh Trung Nhật bùng nổ và kết thúc.

2. Chiến tranh Nga – Nhật bùng nổ và kết thúc.

3. Chiến tranh Đài Loan và Nhật Bản.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2 – 3 – 1.

B. 2 – 1 – 3.

C. 3 – 2 – 1.

D. 3 – 1 – 2.

Câu 3 (0,25 điểm). Cuộc cách mạng 1896 – 1898 ở Phi – líp – pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?

A. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Đông Nam Á.

B. Hội những người bị áo bức ở Á Đông.

C. Đồng minh những người chính nghĩa.

D. Tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân.

Câu 4 (0,25 điểm). Ý nào không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.

B. Điều hành trực tiếp là phó vương và một hội đồng gồm 5 ủy viên.

C. Biến Ấn Độ thành một tỉnh của Anh.

D. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời vừa là Nữ hoàng Ấn Độ.

Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào không đúng về lí do khiến cho kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới Triều Nguyễn bị sa sút?

A. Triều Nguyễn có quy định ngặt nghèo về thuế, mẫu mã.

B. Chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn.

C. Hầu hết các thợ giỏi bị bắt vào làm việc trong các quan xưởng.

D. Thiên tai, dịch bệnh khiến người dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

Câu 6 (0,25 điểm). Nét khác biệt của tình hình xã hội nhà Nguyễn so với các triều đại phong kiến trước đó là gì?

A. Khởi nghĩa của nhân dân nổ ra vào cuối triều đại.

B. Khởi nghĩa nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại.

C. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân khiến nhà Nguyễn khủng hoảng toàn diễn.

D. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân khiến nhà Nguyễn sụp đổ.

Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?

A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.

B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.

Câu 8 (0,25 điểm). Điểm chung trong chiến thuật đánh địch của các cuộc khởi Bãi Sậy, Hương Khê, Ba Đình là:

A. đánh điểm, diệt viện.

B. đánh du kích, bố trị trận địa phục kích.

C. đánh nhanh, thắng nhanh.

D. có giai đoạn chủ động giảng hòa với quân Pháp.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Hãy nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Câu 2 (1,0 điểm). Trong cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản nhân tố nào được coi là “chìa khóa” thành công? Vì sao?

Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

D

C

D

B

B

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nứa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:  

- Từ đầu thế kỉ XVIII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước đã làm cho Ấn Độ suy yếu. Lợi dung cơ hội này, Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở nước này: 

- Về chính trị: 

+ Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ. 

+ Thực hiện chính sách nhượng bộ lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo… ở Ấn Độ. 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm 

- Về kinh tế: thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa. 

0,25 điểm 

- Về xã hội: thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.  

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Đó là nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi – pay (1857 – 1859) và phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 – 1908. 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển: 

- Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất “chìa khóa”, bởi vì: 

+ Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến của phương Tây. 

+ Từ đó sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản hùng mạnh sau đó trở thành một nước đế quốc ở châu Á. 

 

 

0,5 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm  

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng tình với ý kiến “Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước”.  

0,25 điểm 

Giải thích: 

- Trước khi thực dân Pháp đến xâm lược: Nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách, biện pháp để xây dựng đất nước nhưng không phù hợp nên đất nước ngày càng suy yếu, rơi vào khủng hoảng. 

- Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược: triều đình tổ chức kháng chiến nhưng chưa tích cực, từng bước hòa hoãn nhân nhượng khi thực hiện kí liên tiếp 4 bản hiệp ước, bên cạnh đó triều đình còn tìm mọi cách ngăn cản, đàn áp các phong trào chống Pháp của nhân dân. 

è Triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trong việc để mất nước vào tay Pháp, chính triều đình đã biến việc mất nước từ không tất yếu thành tất yếu. Việc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thể hiện sự bạc nhược yếu đuối, vì lợi ích của dòng tộc mà cúi đầu trước kẻ thù phản bội lại dân tộc và nhân dân, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng: Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp trong gần một thế kỉ. 

 

 

 

 

 

0,25 điểm 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

1,5

Bài 14. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

1

1

1

 

 

 

 

 

2

1

2,0

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 15. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

 

 

2

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 16. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

 

 

2

 

 

 

 

1

2

1

1,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Trung Quốc và Nhật Bản

Nhận biết

Nhận biết nội dung của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. 

1

 

C1

 

Thông hiểu

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian. 

1

 

C2

 

Vận dụng

Tìm hiểu nội dung được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” giúp Nhật Bản phát triển. 

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Nhận biết

- Nhận biết và trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 

- Nhận biết tổ chức lãnh đạo các cuộc cách mạng 1896 – 1898 ở Phi – líp –pin. 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

C3

C1

(TL)

Thông hiểu 

Tìm ý không đúng về chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. 

1

 

C4

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

3. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX 

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Tìm nguyên nhân không đúng về lí do khiến cho kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới triều Nguyễn sa sút. 

- Tìm nét khác biệt của tình hình xã hội của nhà Nguyễn so với các triều đại phong kiến trước. 

1

 

 

 

 

 

1

 

C5

 

 

 

 

 

C6

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

4. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Tìm hiểu nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách vua Tự Đức. 

- Tìm hiểu điểm chung trong chiến thuật đánh địch của các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê, Ba Đình. 

1

 

 

 

 

 

1

 

C7

 

 

 

 

 

C8

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

 
Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 8 cánh diều đề số 1

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net