Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 cánh diều ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào? 

       A. Pháp.        

       B. Trung Quốc.     

       C. Nhật Bản.     

       D. Liên Xô.   

       Câu 2 (0,25 điểm). Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có ý nghĩa như thế nào? 

       A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản.      

       B. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp. 

       D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

       Câu 3 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng là hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?     

       A. Đề nghị thực dân Pháp cải cách để xóa bỏ chế độ phong kiến.     

       B. Thành lập Hội Duy tân (1904), phát động phong trào Đông du.    

       C. Sang Trung Quốc và thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).    

       D. Hoạt động ở nhiều nơi, ủng hộ việc dùng bạo lực đánh đuổi Pháp.  

       Câu 4 (0,25 điểm). Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

       A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam.       

       B. Phong trào kháng chiến chống pháp phát triển mạnh mẽ.      

       C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.   

       D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước cho dân tộc. 

       Câu 5 (0,25 điểm). Vùng biển nào của nước ta tập trung nhiều đảo và quần đảo gần bờ nhất?

       A. Vùng biển đông bắc. 

       B. Vùng biển tây nam.         

       C. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.     

       D. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ.    

       Câu 6 (0,25 điểm). Môi trường biển đảo Việt Nam có đặc điểm đặc trưng nào sau đây? 

       A. Sinh vật suy thoái và nước biển ô nhiễm.    

       B. Nước biển sạch và không khí trong lành.    

       C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí nhiều biến động.    

       D. Các chỉ số về chất lượng môi trường vượt giới hạn cho phép. 

       Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung nào là nguyên nhân làm suy giảm, cạn kiệt các tài nguyên biển đâỏ? 

       A. Ô nhiễm môi trường và khai thác không hợp lí tài nguyên.  

       B. Tình trạng tràn dầu trên biển.      

       C. Các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra liên tục.       

       D. Hoạt động của con người.   

       Câu 8 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thực hiện dưới triều chúa Nguyễn để xác lập chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa? 

       A. Khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.   

       B. Khảo sát và đo đạc đường biển. 

       C. Tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn.  

       D. Dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền.   

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Nêu đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam. 

       Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho so sánh điểm giống và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. 

       Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Phong trào Đông du (1904 – 1906) và cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1906 – 1908) là hai phong trào tiêu biểu cho khuynh hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX, nhưng cả hai phong trào đều không có sự đối lập nhau . Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

A

D

A

B

A

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam:

- Đặc điểm môi trường vùng biển đảo Việt Nam:

+ Môi trường biển đảo nước ta có đặc điểm đặc trưng là nước biển sạch và không khí trong lành. 

+ Hiện nay ở một số nơi đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ biển, tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thải biển.  

 

 

0,75 điểm

 

- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam 

+ Rất phong phú và đa dạng. 

+ Các tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, trong đó tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản rắn (sắt, ti – tan, cát) là tài nguyên cạn kiệt, không có khả năng phục hồi. 

0,75 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

 So sánh điểm giống và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh: 

- Giống nhau:

+ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là đại diện tiêu biểu cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX, đều xác định được kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp. 

+ Đều đi theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và đều bị đàn áp và thất bại. 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm 

 

- Khác nhau:

 

Phan Bội Châu 

Phan Châu Trinh

Nhiệm vụ

Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục chế độ phong kiến (thành lập Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông Du…)

Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”. 

Chủ trương

Vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (Nhật Bản) tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. 

Giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền, vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường. 

Xu hướng

Bạo động vũ trang

Cải cách dân chủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm 

Câu 3 

(0,5 điểm)

 Đồng ý với ý kiến: Phong trào Đông du (1904 – 1906) và cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1906 – 1908) là hai phong trào tiêu biểu cho khuynh hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX, nhưng cả hai phong trào đều không có sự đối lập nhau

 

0,25 điểm

 Giải thích: 

- Cả hai xu hướng bạo động và cải cách đều có chung động cơ là yêu nước, đều kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. 

- Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng đều là cứu nước, cứu dân, kết hợp việc giành độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng tư bản chủ nghĩa. 

- Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản. 

- Hai xu hướng bạo động và cải cách hỗ trợ, bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau và cùng tồn tại trong một khuynh hướng cứu nước. 

 

 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17. Việt Nam đầu thế kỉ XX

1

 

3

 

 

1

 

1

4

2

2,5

Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông 

1

1

3

 

 

 

 

 

4

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

1. Việt Nam đầu thế kỉ XX

Nhận biết

Nhận biết điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước Nguyễn Tất thành. 

 

1

 

 

C1

 

Thông hiểu

- Tìm hiểu ý nghĩa của những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918. 

- Tìm hiểu nội dung nào sau đây không đúng là hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX. 

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

C2

 

 

 

 

 

 

C3

 

 

 

C4

 

 

Vận dụng

So sánh sự giống và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.  

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

2. Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết vùng biển nào tập trung nhiều đảo và quần đảo. 

- Nhận biết và nêu đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam. 

1

 

 

 

 

1

C5

 

 

 

 

C1

(TL)

Thông hiểu 

- Tìm hiểu đặc điểm đặc trung của môi trường biển đảo Việt Nam. 

- Tìm hiểu nguyên nhân làm suy giảm, cạn kiệt các tài nguyên biển đảo. 

- Tìm hiểu nhiệm vụ mà đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thực hiện dưới triều các chúa Nguyễn để xác lập chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

C6

 

 

C7

 

 

 

 

 

C8

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com