Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 cánh diều ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 8 - CÁNH DIỀU

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Mục đích của tổ chức Việt Nam Quang phục hội là: 

       A. đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền.          

       B. đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ phong kiến ở Việt Nam.       

       C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.  

       D. đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam hòa bình thống nhất. 

       Câu 2 (0,25 điểm). Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước: 

       A. phong kiến nửa thuộc địa.       

       B. tư bản chủ nghĩa lệ thuộc. 

       C. phong kiến có tính chất dân chủ.  

       D. thuộc địa nửa phong kiến. 

       Câu 3 (0,25 điểm). Ngày 5/6/1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

       A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.  

       B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập.   

       C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ.       

       D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập.     

       Câu 4 (0,25 điểm). “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

       A. Phan Bội Châu. 

       B. Phan Châu Trinh. 

       C. Huỳnh Thúc Kháng. 

       D. Lương Văn Can     

       Câu 5 (0,25 điểm). Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/ thành phố nào?

       A. Tỉnh Quảng Trị.   

       B. Thành phố Đà Nẵng.           

       C. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.       

       D. Tỉnh Bình Thuận.      

       Câu 6 (0,25 điểm). Bản đồ Việt Nam được vẽ dưới Triều vua Minh Mạng có tên gọi là: 

       A. Đại Nam nhất thống toàn đồ. 

       B. Hồng Đức bản đồ. 

       C. An Nam tứ chí lộ đồ thư.      

       D. Việt Nam nhất thống đoàn đồ.   

       Câu 7 (0,25 điểm). Tài nguyên biển đảo Việt Nam bao gồm: 

       A. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản.   

       B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên năng lượng.       

       C. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật.        

       D. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đặc biệt.    

       Câu 8 (0,25 điểm). COC là tên viết tắt tiếng Anh của văn bản: 

       A. Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.   

       B. Luật Biển Việt Nam năm 2012.  

       C. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. 

       D. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.    

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. 

       Câu 2 (1,0 điểm). “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Ái Quốc về hoạt động yêu nước của ai? Vì sao Nguyễn Ái Quốc có nhận xét như trên? 

       Câu 3 (0,5 điểm). Khi học bài Việt Nam đầu thế kỉ XX, có ý kiến cho rằng: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

A

B

B

A

C

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

 Tác động của chính trị cai trị, bóc lột của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: 

- Chính trị: Quyền lực nằm trong tay người Pháp. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. 

- Kinh tế: 

+ Nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. 

+ Việt Nam trở thành nơi cung cấp và thị trường tiêu thụ của Pháp. 

- Văn học – xã hội: 

+ Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh (lối sông, trình độ học thức và tư duy). Đô thị phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. 

+ Cơ cấu xã hội bắt đầu thay đổi: Chiếm đa số vẫn là nông dân với cuộc sống nghèo khổ, xuất hiện tầng lớp mới (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên), số lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp. 

 

 

 

0,5 điểm 

 

 

0,5 điểm 

 

 

 

 

0,5 điểm 

 

 

Câu 2

(1,0 điểm)

Nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước: 

- Nhận xét “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của bậc tiền bối Phan Bội Châu.  

- Nguyễn Tất Thành nhận xét “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” vì:  

+ Phan Bội Châu đã lựa sai lầm trong chủ trương cứu nước: vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật Bản để tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp. Cụ đã tiếp thu những kết quả trong công cuộc cải cách, phát triển đất nước của Nhật Bản nhưng cũng chính vì lẽ này mà cụ đã xác định sai con đường cứu nước của mình. 

+ Thực tế, Nhật Bản là một nước “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt” cũng thích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đổ bộ Triều Tiên và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc. 

è Do vậy, chủ trương của Phan Bội Châu rất khó thành công, và dù có thành công Việt Nam cũng sẽ đối diện với mối nguy cơ mới từ Nhật Bản. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng vẫn nhận xét chủ trương cứu nước của ông như “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 3 

(0,5 điểm)

Không đồng ý với ý kiến: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh” vì:  

0,25 điểm

Bản chất, ý nghĩa thực sự của “khai hóa văn minh” là: đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn. 

- Mục đích chính và chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối lập hoàn toàn với ý nghĩa của từ “khai hóa văn minh”: xâm lược, thống trị, bóc lột thuộc địa. Còn hành động khai hóa chỉ là để phục vụ cho hoạt động khai thác. 

- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đến Việt Nam: làm kinh tế trở nên nghèo nàn, lạc hậu, cột chặt vào kinh tế Pháp, còn văn hóa thì hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội phổ biến hơn … làm suy yếu nòi giống, phai mờ và kìm hãm sự phát triển của nhân dân Việt Nam.

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17. Việt Nam đầu thế kỉ XX

4

 

 

1

 

1

 

1

4

3

4,0

Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông 

4

 

 

 

 

 

 

 

4

0

1,0

Tổng số câu TN/TL

8

0

0

1

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

2,0

0

0

1,5

0

1

0

1

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CÁNH DIỀU  

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

1. Việt Nam đầu thế kỉ XX

Nhận biết

- Nhận biết mục đích của tổ chức Việt Nam Quang phục hội.

- Nhận biết nền kinh tế của Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).

- Nhận biết sự kiện lịch sử được diễn vào ngày 5/6/1911 diễn ra ở Việt Nam.

- Nhận biết quan điểm cứu nước “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của nhà cách mạng nào?

1

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

C1

 

 

 

C2

 

 

 

 

C3

 

 

 

 

C4

 

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

Tìm hiểu nhận định của Nguyễn Ái Quốc “Đuổi hổ trước, rước beo cửa sau” về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu. 

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

2. Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt Nam ở Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/ thành phố nào.

- Nhận biết tên gọi bản đồ Việt Nam được vẽ dưới Triều vua Minh Mạng.

- Nhận biết các loại tài nguyên của biển đảo Việt Nam.

- Nhận biết văn bản có tên viết tắt tiếng Anh là COC.

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

1

 

C5

 

 

C6

 

 

 

C7

 

 

C8

 

Thông hiểu 

Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam. 

 

1

 

C1

(TL)

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com