I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Hình vẽ thu nhỏ một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ được gọi là:
A. Sơ đồ. | B. Lược đồ. | C. Bản đồ. | D. Biểu đồ. |
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Gầu Tào được người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức vào thời điểm:
A. Đầu năm mới.
B. Mồng 1 tết cổ truyền của người dân.
C. Vào ngày lập hạ.
D. Mùa lúa mới bắt đầu.
Câu 3 (0,5 điểm). Đặc điểm khí hậu không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Có mùa đông lạnh nhất cả nước.
B. Mùa đông thường kéo dài 3 đến 4 tháng.
C. Có 4 mùa trong năm, khí hậu ôn hòa.
D. Mùa hạ nhiều nơi có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các sông lớn chảy qua là:
A. Sông Hương, sông Đào.
B. Sông Đáy, sông Đào, Sông Lô.
C. Sông Hồng, sông Đà, Sông Gâm.
D. Sông Chảy, sông Lô, sông Đà.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về sông, hồ của địa phương em, em có thể tự đặt ra những câu hỏi nào?
A. Có những sông, hồ nào? Các sông, hồ nằm ở đâu?
B. Có những sông, hồ nào? Vai trò của sông, hồ là gì?
C. Có những sông, hồ nào? Lợi ích kinh tế sông, hồ đem lại là gì?
D. Có những sông, hồ nào? Mực nước, lũ hàng năm của sông, hồ?
Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Dân cư phân bố không đồng đều.
B. Dân cư tập trung chủ yếu ở nơi có địa hình thấp.
C. Dân cư tập trung thưa thớt ở nơi có địa hình cao.
D. Dân cư tập trung hầu hết ở vùng núi cao, nơi có nhiều trữ lượng khoáng sản lớn.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về hoạt động khai thác nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Khai thác khí ga. | B.Khai thác a-pa-tít | C. Khai thác than. | D. Khai thác quặng. |
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những lí do người dân Trung du miền núi Bắc bộ mặc trang phục truyền thống để tham gia chợ phiên?
A. Gặp gỡ bạn bè, giao duyên.
B. Lưu giữ văn hóa của dân tộc mình.
C. Góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao.
D. Giới thiệu vẻ đẹp của bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình với du khách
Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về món ăn tiêu biểu của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
A. Tên món ăn, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận của bản thân khi thưởng thức.
B. Nhận xét, đánh giá về những công dụng tốt cho sức khỏe của món ăn.
C. Sự nổi tiếng của món ăn đối với người dân trong vùng.
D. Cách bảo quản và thưởng thức món ăn đúng cách.
Câu 10 (0,5 điểm). Đặc điểm địa hình có đồi núi, đất dốc, người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ canh tác bằng cách:
A. Trồng các loại cây công nghiệp lâu năm.
B. Đốt rừng làm rẫy.
C. Xẻ sườn núi thành ruộng bậc thang.
D. Chỉ trồng các cây lương lực ngắn ngày như ngô, khoai, sắn.
Câu 11 (0,5 điểm). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương gồm những phần chính:
A. Phần lễ và phần hội.
B. Phần lễ và phần nghi thức.
C. Phần hội và phần cúng tế.
D. Phần hội và phần tế thần.
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
A. Hát Then.
B. Thi hát Xoan.
C. Hát chầu văn.
D. Thi hát Quan họ.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là công trình kiến trúc thuộc quần thể di tích đền Hùng?
A. Lăng Mẫu Âu Cơ.
B. Đền Thượng.
C. Đền thờ Lạc Long Quân.
D. Lăng Hùng Vương.
Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình hát truyền thống ở vùng núi phía Bắc được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là:
A. Hát Xoan.
B. Hát giao duyên Tày, Nùng.
C. Hát xẩm.
D. Hát Then.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Quan sát hình lược đồ và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định trên lược đồ vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Nêu tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về công lao của các Vua Hùng và truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | A | C | C | A | D | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | D | A | C | A | A | A | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm phía bắc nước ta. - Các quốc gia, vịnh biển giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: + Phía Bắc giáp với Trung Quốc. + Phía Tây giáp với Lào. + Phía Nam giáp với Đồng Bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung. + Phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | Đoạn văn phải đảm bảo các ý sau: - Thể hiện cảm nghĩ về công lao của các Vua Hùng đối với dân tộc. - Thể hiện cảm nghĩ về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương: biết ơn, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, yêu thương,... |
0,5 điểm
0,5 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số |
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
MỞ ĐẦU |
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí | 1 | | | | | | 1 | 0 | 0,5 |
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) |
Bài 2. Thiên nhiên và con ở địa phương em | 1 | | | | | | 1 | 0 | 0,5 |
Bài 3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em | 1 | | | | | | 1 | 0 | 0,5 |
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ |
Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | 1 | 1 | 1 | | | | 2 | 1 | 3,0 |
Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | 1 | | 1 | | 1 | | 3 | 0 | 1,5 |
Bài 6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | 2 | | 1 | | 1 | | 4 | 0 | 2,0 |
Bài 7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương | 1 | | 1 | 1 | | | 2 | 1 | 2,0 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL |
MỞ ĐẦU | 1 | 0 | | |
1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí | Nhận biết | Nhận biết được hình vẽ thu nhỏ một khu vực một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ được gọi là lược đồ | 1 | | C1 | |
Kết nối | | | | | |
Vận dụng | | | | | |
ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) | 2 | 0 | | |
2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em | Nhận biết | Nhận biết được câu hỏi có thể đặt ra khi tìm hiểu về sông, hồ ở địa phương em. | 1 | | C5 | |
Kết nối | | | | | |
Vận dụng | | | | | |
3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em | Nhận biết | Nhận biết được nội dung có thể giới thiệu khi nói về món ăn tiêu biểu của địa phương em. | 1 | | C9 | |
Kết nối | | | | | |
Vận dụng | | | | | |
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ | 11 | 2 | | |
4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | Nhận biết được các dòng sông ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Nêu được vị trí, địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | | C4 | C1 |
Kết nối | Nêu được đặc điểm khí hậu không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | 1 | C3 | |
Vận dụng | | | | | |
5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | | C10 | |
Kết nối | Chọn được ý không đúng khi nói về phân bố dân dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | | C6 | |
Vận dụng | Kể được tên hoạt động vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trong hình ảnh minh họa. | 1 | | C7 | |
6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được Gầu Tào được người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức vào đầu năm. - Nhận biết được loại hình hát Then truyền thống ở vùng núi phía Bắc được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. | 2 | | C2, C14 | |
Kết nối | Nêu được câu không phải đặc điểm của chợ phiên vùng cao. | 1 | | C8 | |
Vận dụng | Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa. | 1 | | C12 | |
7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương | Nhận biết | Nhận biết được các phần chính trong Lễ giỗ Tổ Hùng Vương. | 1 | | C11 | |
Kết nối | - Nêu được công trình kiến trúc không có trong khu di tích Đền Hùng. - Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về công lao của các Vua Hùng và truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương. | 1 | 1 | C13 | C2 |
Vận dụng | | | | | |