Hướng dẫn giải chi tiết Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính sách mới Sinh học 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Trước những năm 70 của thế kỉ XX, đàn lợn ở Việt Nam chủ yếu là các giống lợn móng cái, lợn ỉ, lợn cỏ, lợn mán, lợn táp ná, lợn vân pa... với cân nặng tối đa khoảng từ 30 đến 70 kg tuỳ giống. Ngày nay, ở Việt Nam đã có nhiều giống lợn với cân nặng đến 300 kg như lợn đại bạch, cân nặng 200 kg như lợn ba xuyên,... Những giống lợn cho năng suất cao đó được tạo ra bằng phương pháp nào?
Bài làm chi tiết:
Bằng phương pháp lai hữu tính, những giống lợn cho năng suất cao đã được tạo ra.
Câu 1: Nêu một số thành tựu chọn giống vật nuôi từ nguồn biến dị tổ hợp trong các phép lai giữa các cá thể cùng một giống mà em biết. Hãy trình bày những thuận lợi của phương pháp chọn tạo giống này.
Bài làm chi tiết:
Thành tựu chọn giống vật nuôi: gà đông tảo ở Hưng Yên.
Trong quá trình lai ghép, những con gà có kích thước lớn, chân to và thô, da đỏ được chọn lọc và giữ lại làm giống cho thế hệ sau. Kết quả là qua nhiều thế hệ, gà đông tảo đã phát triển và mang đặc điểm đặc trưng như ngày nay.
Phương pháp chọn tạo giống này mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, nó cho phép chọn lọc những biến dị tổ hợp tốt nhất, phù hợp với mục tiêu của con người, từ số lượng lớn các biến dị tổ hợp được sinh ra trong quá trình lai ghép giữa các cá thể cùng một giống. Điều này giúp cải thiện hiệu suất sản xuất và chất lượng của loài vật nuôi, đồng thời tối ưu hóa sự tương thích với môi trường và nhu cầu của người chăn nuôi.
Câu 2: Hãy nêu một số giống vật nuôi là thành tựu của quá trình chọn, tạo giống từ những phép lai giữa các cá thể khác giống trong nước. Trình bày ưu điểm nổi bật của những giống đó.
Bài làm chi tiết:
Lợn lai:
Lai tạo giữa lợn lai từ lợn móng cái và lợn bản.
Đặc điểm: có khả năng sinh trưởng tốt, tỉ lệ nạc cao, thịt mềm.
Ưu điểm: Dựa vào nguồn gene sẵn có trong nước để tạo ra con lai mang đặc tính quý của hai giống bố, mẹ ban đầu.
Câu 3: Vì sao con lại sinh ra trong phép lai giữa giống trong nước với giống nhập nội thường có năng suất vượt trội và mang lại hiệu quả cao? Hãy lấy một số ví dụ chứng minh.
Bài làm chi tiết:
Vì khi lai hai giống khác nhau, con lai F1 sẽ có sự kết hợp các gene trội tốt từ cả hai giống bố mẹ, dẫn đến biểu hiện vượt trội về các tính trạng như năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh sản,...
Ví dụ:
Câu 4: Hãy nêu những lợi ích và hạn chế của việc nhân, nuôi các giống nhập nội.
Bài làm chi tiết:
Lợi ích: Tăng cao năng suất, chất lượng tốt, tăng trưởng nhanh chóng, mang lại lợi ích kinh tế cao và tăng sự đa dạng.
Hạn chế: Mất nhiều thời gian để thích nghi với điều kiện khí hậu, dễ mắc bệnh, cần kĩ thuật chăn nuôi và có chi phí cao.
Câu 5: Nêu một số giống cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống từ nguồn biến dị tự nhiên. Trình bày các ưu điểm nổi bật của những giống cây
trồng đó.
Bài làm chi tiết:
Một số giống cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống từ nguồn biến dị tự nhiên:
Ngô rau lai LVN223: Thời gian sinh trưởng ngắn, dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, mật độ ra bắp cao từ 2-3 bắp/cây.
Đậu tương cao sản DT96: lai từ hai giống DT90 và DT84 có nhiều đặc tính tốt như chịu nóng, chịu lạnh, năng suất cao trong cả 3 vụ xuân, hạ và đông, chất lượng hạt thương phẩm cao, kháng sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn.
Dưa chuột PC4: Được lai từ hai tổ hợp DL 7 và TL 15, cho quả sớm và kéo dài, năng suất cao, hình dạng quả đẹp
Cà chua VT10: Được lai từ tổ hợp D8 x D12, có thể chống chịu được bệnh do virus và vi khuẩn tốt hơn những giống cà chua thông thường.
Câu 6: Hãy nêu một số giống cây trồng là sản phẩm của phép lai giữa các giống trong nước. Trình bày những thuận lợi, khó khăn của phương pháp chọn, tạo giống này.
Bài làm chi tiết:
Ví dụ: Ngô TM181, lúa MV2,...
Thuận lợi: dễ thực hiện, tạo các biến dị tổ hợp mang đặc tính vượt trội so với bố mẹ ban đầu như năng suất cao, khả năng chống chịu tốt.
Khó khăn: tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn các tính trạng không mong muốn.
Câu 7: Hãy nêu thành tựu trong việc nhập nội giống cây trồng về Việt Nam. Đồng thời phân tích những thuận lợi, khó khăn khi trồng những giống cây này.
Bài làm chi tiết:
Ví dụ: trồng thành công giống sầu riêng monthong (Dona) có nguồn gốc từ Thái Lan. Cây này phát triển mạnh mẽ, ít bị tấn công bởi sâu bệnh khi được trồng ở các khu vực như miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên.
Thuận lợi: cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, phát triển nhanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế.
Khó khăn: cần trồng ở một số vùng có điều kiện khí hậu thích hợp, không thể trồng rộng rãi cả nước và cần có các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp.
Luyện tập: Hãy tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo,... để thiết kế poster hoặc infographic trình bày về những thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng bằng phương pháp lai hữu tính ở Việt Nam.
Bài làm chi tiết:
Lai giống lúa DT10 năng suất cao x OM8 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo → giống lúa DT17 có ưu điểm của 2 giống lúa nói trên.
Vận dụng: Hãy đưa ra ý tưởng chọn và tạo một giống vật nuôi hoặc cây trồng cụ thể bằng phương pháp lai hữu tính.
Bài làm chi tiết:
Ý tưởng chọn giống ngô: Lai dòng thuần chủng A (Bắp nhiều, thân cao, kháng bệnh yếu) với dòng thuần chủng B (Bắp ít, thân thấp, kháng bệnh tốt).
Đời con F1 sẽ có các đặc tính tốt của cả hai dòng: bắp nhiều, thân cao, kháng bệnh tốt.
Cho con lai F1 tự thụ phấn sẽ ra đời F2 có nhiều kiểu hình khác nhau.
Chọn các cây F2 có kiểu hình bắp nhiều, thân thấp, kháng bệnh tốt đem đi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ F3 có các đặc điểm tốt
Giải Sinh học 12 Chân trời sáng tạo, giải Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng Sinh học 12 Chân trời sáng tạo, giải Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng