Giải chi tiết Sinh học 12 CTST Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân sách mới Sinh học 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Ở sinh vật nhân thực, gene quy định tính trạng không chỉ có ở trong nhân mà còn có ở trong tế bào chất của tế bào. Vậy gene ở tế bào chất di truyền như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Gene ở trong tế bào chất được di truyền theo dòng mẹ.

I. THÍ NGHIỆM CỦA CORRENS VỀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Câu 1: Tại sao khi nói đến di truyền ngoài nhân là nói đến Correns?

Bài làm chi tiết:

Khi nói đến di truyền ngoài nhân là nói đến Correns vì Correns là người đầu tiên công bố về sự tồn tại của gene ngoài nhân và sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định di truyền theo dòng mẹ.

Câu 2: Đọc thông tin trong Bảng 9.1 và cho biết Correns rút ra kết luận về di truyền ngoài nhân dựa trên cơ sở nào.

Bài làm chi tiết:

Dựa trên kết quả của phép lai là đời con có kiẻu hình giống hệt đời mẹ, Correns đã rút ra kết luận về di truyền ngoài nhân.

II. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN

Câu 3: Hãy cho biết vì sao DNA ti thể dễ đột biến hơn DNA nhiễm sắc thể.

Bài làm chi tiết:

DNA ti thể dễ đột biến hơn DNA nhiễm sắc thể do các đặc điểm sau hệ gene ti thể: không có intron, không có histone bảo vệ, lại phân bố gần chuỗi phosphoryl hóa oxy hóa (nơi các gốc tự do được tạo ra trong quá trình phosphoryl hóa oxy hóa).

Câu 4: Trình bày đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân.

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân:

- Về hàm lượng DNA: Phân tử DNA ti thể và lục lạp có kích thước nhỏ => hệ gene trong tế bào chứa ít gene.

- Về phương thức di truyền: Gene tế bào phân chia ngẫu nhiên => các tế bào con có số lượng gene trong tế bào chất khác nhau.

III. ỨNG DỤNG CỦA GENE DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Câu 5: Những cây lai được tạo ra trong kĩ thuật lai tạo giống lúa có mang tính trạng bất thụ đực không? Giải thích.

Bài làm chi tiết:

Những cây lai được tạo ra trong kĩ thuật lai tạo giống lúa mang tính trạng bất thụ đực do tính trạng bất thụ đực do gene đột biến nằm trong ti thể quy định nên sẽ di truyền theo dòng mẹ, tạo ra đời con mang tính trạng bất thụ đực.

Luyện tập: Vì sao phân tích DNA ti thể lại có thể xác định được nguồn gốc tiến hoá của loài người?

Bài làm chi tiết:

Bởi vì mỗi gene trong ti thể có một số lượng lớn bản sao và được di truyền theo dòng mẹ, nên các nhà khoa học phân tích và xác định trình tự gene trong ti thể của các bộ xương hóa thạch từ các loài người đã tuyệt chủng rồi so sánh với hệ gene trong ti thể của các chủng tộc người hiện đang sinh sống trên khắp các châu lục. Từ đó, có thể xác định được nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người.

Vận dụng: Ở người, một số bệnh (phần lớn là hiếm gặp) do gene trong ti thể quy định như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer,... Trong thực tế, mẹ bị bệnh thì các con sinh ra có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh hoặc mức độ biểu hiện bệnh (nặng, nhẹ) cũng rất khác nhau và khi tuổi càng cao thì bệnh thường bị nặng hơn. Hãy giải thích nguyên nhân của những hiện tượng đó.

Bài làm chi tiết:

Bệnh di truyền do gene trong ti thể quy định di truyền từ mẹ sang con khiến con sinh ra bị mắc bệnh. Mức độ biểu hiện bệnh (nặng/ nhẹ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi tuổi càng cao, bệnh thường nặng hơn do sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch suy yếu, các cơ chế sửa sai của DNA cũng dần kém.

Tìm kiếm google:

Giải Sinh học 12 Chân trời sáng tạo, giải Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân Sinh học 12 Chân trời sáng tạo, giải Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 12 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net