Giải chi tiết Sinh học 12 CTST Bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái sách mới Sinh học 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Cây vải (Litchi chinensis) là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những vùng có nhiệt độ dưới 2°C hoặc trên 29°C là không thích hợp để trồng loại cây này. Điều này được giải thích như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Điều kiện về nhiệt độ có thể là nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của cây vải.

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT

Câu 1: Quan sát Hình 20.1, hãy xác định các chú thích a, b, c, d tương ứng với loại môi trường sống nào. Cho ví dụ một số loài sinh vật sống ở mỗi loại môi trường đó.

Bài làm chi tiết:

a) Môi trường trên cạn: hươu, thỏ, cây, cỏ...

b) Môi trường trong đất: giun đất,...

c) Môi trường dưới nước: cá, cây thủy sinh, cua,...

d) Môi trường sinh vật (cây): chim, châu chấu, sâu...

II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Câu 2: Tại sao con người là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của nhiều loài sinh vật?

Bài làm chi tiết:

Con người là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của nhiều loài sinh vật bởi vì con người có khả năng tác động và gây biến đổi mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật; ngoài ra con người có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật như săn bắn bừa bãi.

Câu 3: Quan sát Hình 20.3, hãy cho biết ý nghĩa của sự phân bố của các loài thực vật và động vật.

Bài làm chi tiết:

Ý nghĩa của sự phân bố của các loài thực vật và động vật: 

- Sự phân bố của thực vật phù hợp với điều kiện sống của chúng để tối ưu khả năng nhận được lợi ích từ môi trường mang lại, chẳng hạn như ánh sáng.

- Sự phân bố của thực vật còn ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật do chúng có mối liên hệ về thức ăn và nơi ở.

Câu 4: Quan sát Hình 20.4 và 20.5, hãy cho biết sự khác nhau về hình thái cơ thể ở các loài sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong việc thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau.

Bài làm chi tiết:

Sự khác nhau về hình thái cơ thể ở các loài sinh vật có ý nghĩa quan trọng, trong điều kiện môi trường không thuận lợi, điều đó giúp sinh vật tăng sự thích nghi và khả năng sống sót.

Luyện tập: Tại sao một số loại bệnh dịch (như sốt rét, sốt xuất huyết, tả) chỉ xảy ra ở những vùng nhất định?

Bài làm chi tiết:

Các vùng đó cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật trung gian, giúp chúng dễ dàng lây lan bệnh cho các vật chủ nên một số loại bệnh dịch (như sốt rét, sốt xuất huyết, tả) chỉ xuất hiện ở những vùng nhất định.

Câu 5: Quan sát Hình 20.6, hãy trình bày tác động của quy luật giới hạn sinh thái lên đời sống của cây lúa.

Bài làm chi tiết:

  • Cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh trong khoảng thuận lợi.

  • Cây lúa phát triển chậm dần trong khoảng chống chịu.

  • Cây lúa không thể phát triển được và chết khi ngoài giới hạn sinh thái.

Vận dụng: Tại sao khi mắc bệnh, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cơ thể chúng ta sẽ kém hơn so với bình thường?

Bài làm chi tiết:

Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cơ thể chúng ta sẽ kém hơn khi bị bệnh vì lúc này hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu đi.

Câu 6: Tại sao khi trồng cây trong môi trường có ánh sáng và nhiệt độ thích  hợp nhưng độ ẩm của đất thấp thì cây sinh trưởng và phát triển kém?

Bài làm chi tiết:

Khi trồng cây trong môi trường có ánh sáng và nhiệt độ thích  hợp nhưng độ ẩm của đất thấp thì cây sinh trưởng và phát triển kém vì độ ẩm cũng là nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến cây trồng. Việc độ ẩm thiếu hụt nằm ngoài khoảng thuận lợi để cây có thể phát triển bình thường.

III. NHỊP SINH HỌC

Câu 7: Sự xuất hiện trên mặt nước vào ban ngày và lặn xuống nước vào ban đêm ở các loài thuộc chi trùng roi xanh (Euglena) có phải là nhịp sinh học không? Giải thích.

Bài làm chi tiết:

Vì những biến đổi của trùng roi xanh được điều khiển bởi yếu tố môi trường bên ngoài là chu kì ngày đêm nên điều đó là nhịp sinh học.

Vận dụng: Hãy theo dõi nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm của bản thân em trong ba ngày và ghi nhận kết quả theo mẫu bảng bên dưới. Từ đó, em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm duy trì (hoặc điều chỉnh) nhịp sinh học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

Bài làm chi tiết:

  • Tham khảo bảng số liệu sau:

STT

Nội dung theo dõi

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Nhận xét

7 giờ

22 giờ

7 giờ

22 giờ

7 giờ

22 giờ

1

Thân nhiệt (oC)

36,7

37,2

36,6

37,3

36,9

37,2

Ổn định

2

Nhịp tim (nhịp/phút)

70

73

72

75

76

74

Ổn định

3

Nhịp thở (nhịp/phút)

17

18

18

17

19

18

Ổn định

  • Biện pháp nhằm duy trì (hoặc điều chỉnh) nhịp sinh học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí.

  • Xây dựng kế hoạch tập thể dục đều đặn.

  • Đi ngủ đúng giờ.

  • Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại trước khi ngủ.

Tìm kiếm google:

Giải Sinh học 12 Chân trời sáng tạo, giải Bài 20: Môi trường và các nhân tố Sinh học 12 Chân trời sáng tạo, giải Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 20: Môi trường và các nhân tố

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 12 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net