Giải Công nghệ 8 sách VNEN bài 7: Đồ dùng loại nhiệt - điện

Giải chi tiết, cụ thể Công nghệ 8 VNEN bài 7: Đồ dùng loại nhiệt - điện. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này

A. Hoạt động khởi động

Vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy nêu một số cách sử dụng điện trong nhà của em để nấu cơm, đun nước, là quần áo...

2. Trình bày cách hiểu của em về cách biến năng lượng điện thành nhiệt

3. Khi sử dụng dụng cụ điện để nấu cơm, đun nước em có quan tâm đến cách dùng cho hiệu quả và tiết kiệm không?

Trả lời:

1. Cách sử dụng điện trong nhà của em để nấu cơm, đun nước, là quần áo... là:

  • Nồi cơm: em vò gạo, lau khô vỏ nồi rồi để vào nồi cơm đậy nắp lại và cắm phích điện vào ổ cắm, bật chế độ nấu cơm.
  • Đun nước: em cho nước vào ấm, để ấm vào đế sau đó dùng dây ấm cắm vào ổ điện, bật công tắc để đun nước
  • Là quần áo: Em dựng đứng bàn là, cắm diện một lúc để bàn là nóng, sau đó là quần áo.

2. Theo em hiểu, cách biến năng lượng diện thành nhiệt là: Khi ta cắm các thiết bị điện vào dòng điện, thì trên tác dụng nhiệt của dòng điện trong dây đốt nung nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

3. Khi sử dụng dụng cụ điện để nấu cơm, đun nước em sẽ quan tâm đến cách dùng cho hiệu quả và tiết kiệm điện. Ví dụ:

  • Không sử dụng đồ điện khi dòng điện không ổn định
  • Không cắm đi cắm lại nhiều lần thiết bị điện
  • Không để thiết bị điện dính nước hoặc tay có nước cắm ổ điện...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đồ dùng loại điện - nhiệt:

  • Đồ dùng loại điện - nhiệt hoạt động trên nguyên tắc nào?
  • Kể tên những đồ dùng biến điện năng thành nhiệt năng ở gia đình em?
  • Khi sử dụng đồ dùng loại điện - nhiệt em thấy cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm?

Trả lời:

(1) Đồ dùng loại điện - nhiệt hoạt động chủ yếu trên nguyên tắc: trên tác dụng nhiệt của dòng điện trong dây đốt nung nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Ngoài ra còn có một số nguyên tắc khác như: dùng sóng cao tần trong lò vi sóng và dùng từ trường trong bếp từ.

(2) Tên những đồ dùng biến điện năng thành nhiệt năng ở gia đình em là: nồi cơm điện, bình đun siêu tốc, bếp từ, lò vi sóng, lò nướng, bếp nướng, bàn là.

(3) Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm đồ dùng loại điện - nhiệt ta cần:

  • Sử dụng đúng điện áp định mức
  • Không để nước, thức ăn rơi vào đồ dùng điện
  • Sử dụng đồ dùng điện theo đúng hướng dẫn sử dụng..
  • Thương xuyên lau chùi sạch sẽ đồ dùng điện

2. Bàn là điện

(1) Bàn là điện có cấu tạo gồm những bộ phận nào và chức năng của chúng là gì?

(2) Hãy kể cách điều chỉnh núm nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải trong trang phục ở gia đình em?

Trả lời:

1) Bàn là điện có cấu tạo gồm những bộ phận:

  • Nắp: chức năng cách điện và cách nhiệt
  • Núm điều chỉnh nhiệt độ: Chức năng điều chỉnh nhiệt đồ phù hợp với từng loại vải
  • Đế: chức năng tích nhiệt làm nóng bàn là
  • Dây đốt nóng: chức năng tỏa nhiệt

(2) Cách điều chỉnh núm nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải trong trang phục ở gia đình em:

3. Bếp điện

  • Kể tên một số loại bếp điện mà gia đình em và người thân đang dùng?
  • Bếp điện và bàn là điện hoạt động trên nguyên tắc nào?
  • Khi sử dụng bếp điện em thấy cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm?

Trả lời:

  • Một số loại bếp điện mà gia đình em và người thân đang dùng là: bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp điện quang...
  • Bếp điện và bàn là điện hoạt động trên nguyên tắc: Khi cho điện vào thiết bị (bếp điện, bàn là điện), dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt nóng tỏa nhiệt tích vào đế và làm nóng đế.
  • Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm, khi sử dụng bếp điện em cần chú ý:
    • Sử dụng đúng điện áp định mức của bếp
    • Không để thức ăn hay nước rơi vào bếp
    • Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt
    • Thường xuyên lau chùi, giữ vệ sinh sạch sẽ.

4. Nồi cơm điện

  • Hãy kể cách em sử dụng nồi cơm điện để cơm ngon và tiết kiệm điện?
  • Khi sử dụng nồi cơm điện em thấy cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm?

Trả lời:

Cách em sử dụng nồi cơm điện để cơm ngon và tiết kiệm điện là: 

  • Để nấu cơm ngon ngoài việc đổ đủ lượng nước, ta nên nấu trước bữa ăn 30 đến 45 phút, không nên nấu trước bữa cơm quá lâu như vậy cơm sẽ dễ bị khô.
  • Để tiết kiệm điện ta nên chọn những nồi có dung tích, công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm, khi sử dụng nội cơm điện cần chú ý: Thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi cơm điện như lòng nồi, thân nồi mà đặc biệt là mâm nhiệt.

6. Lò vi sóng

  • Trình bày sự khác biệt khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng với nấu thức ăn bằng bếp điện?
  • Để đảm bảo an toàn nhiệt và điện, tiết kiệm điện em cần phải sử dụng lò vi sóng như thế nào?

Trả lời:

  • Sự khác nhau khi nấu ăn bằng lò vi sóng và nấu ăn bằng  bếp điện là:
    • Nấu bằng lò vi sóng: chủ yếu thức ăn được làm chín dựa vào bức xạ vi ba đốt nóng. Khi thức ăn bỏ vào lò vi sóng, sóng vi ba sẽ phân tán đều trong buồng nấu làm cho thức ăn hấp thụ sóng, nóng lên và được làm chín đều.
    • Nếu bằng bếp điện: khi cắm điện, điện chạy trong dây đốt nóng và tỏa nhiệt tích vào đế. Từ đế bếp điện sẽ làm nóng xoong, chảo. Do đó, khi nấu thức ăn sẽ chín.
  • Để đảm bảo an toàn nhiệt và điện ta cần phải sử dụng lò vi sóng:
    • Phải đeo găng tay khi lấy đồ ăn trong lò vi sóng có nhiệt độ cao.
    • Không dùng các vật kim loại, nhựa để đựng thức ăn quay trong lò vi sóng.
  • Để tiết kiệm điện, ta cần sử dụng lò vi sóng:
    • Chọn lò vi sóng có công suất phù hợp
    • Khi quay thức ăn nên xếp thực phẩm theo vòng tròn
    • Không mở cửa lò liên tục hoặc đóng không sát sẽ làm đèn sáng liên tục, gây hao điện.
    • Sau khi sử dụng xong nên rút nguồn điện

C. Hoạt động luyện tập

1. Chỉ ra cách dùng bàn là điện, nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng và những chú ý khi dùng?

Trả lời:

 Cách dùngNhững lưu ý khi dùng
Bàn là điện

- Đặt bàn là dựng đứng, mũi nhọn hướng lên trên khi chưa ủi quần áo.

- Cắm dây vào ổ điện. Phải luôn đảm bảo rằng ổ cắm cung cấp điện đúng với yêu cầu của bàn là. Ví dụ như bàn là yêu cầu điện 220V thì không nên cắm vào ổ 110V.

- Sắp xếp quần áo theo nhiệt độ cần ủi từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao theo sự phân loại sau đây:

+ Lụa – nhiệt độ thấp

+ Len – nhiệt độ vừa phải

+ Cotton, vải lanh – nhiệt độ cao

- Ổ cắm phải được đảm bảo là an toàn, không được rò rỉ điện.

- Đèn báo nhiệt sáng lên, sau đó tắt (mất khoảng 1 đến 2 phút), sau đó bạn có thể bắt đầu công việc là ủi.

- Sau khi là xong, dựng bàn là để đế nguội rồi cất vào hộp gọn gàng

- Sử dụng đúng điện áp định mức của bàn là

- Nên để nhiệt đồ bàn là phù hợp với từng loại vải

- Không để đế bàn là quá lâu trên quần áo hoặc bàn để là.

Nồi cơm điện

- Đong gạo đủ khẩu phần ăn rồi vò gạo thật sạch

- Đổ phần nước đúng với tỉ lệ gạo

- Đậy kín nắp nồi cơm điện, cắm dây vào ổ điện và bật chế độ nấu.

- Lau khô phần ruột bên ngoài của nồi cơm sau khi vò gạo.

- Sử dụng đúng điện áp định mức

- Thường xuyên lau chùi nồi sạch sẽ.

Bếp điện

- Cắm dây điện của bếp vào ổ cắm.

- Mở bếp và chọn mức nhiệt độ cần thiết và chức năng nấu (chiên, xào, luộc, hầm...)

- Bỏ chào (hoặc xoong) lên mặt bếp và nấu.

- Nấu xong tắt bếp chờ cho cánh quạt tản mát bếp ngừng chạy rồi rút dây điện ra.

- Sử dụng đúng điện áp định mức

- Không để nước hoặc thức ăn rơi vào bếp.

- Sau khi sử dụng xong lau bếp sạch sẽ.

Lò vi sóng

- Xếp thức ăn vào vật đựng thức ăn chuyên dụng (để thức ăn mềm ở chính giữa lò, và để các loại dày hơn ở bên ngoài)

- Mở cửa lò và để thức ăn vào chính giữa

- Đóng cửa lò lại, cắm điện và bật chế độ cần làm chín thức ăn

- Đợi lò báo hiệu đã nấu xong thì mới mở cửa lò lấy thức ăn ra.

- Không được dùng các vật bằng kim loại để đựng thức ăn.

- Khi đang nấu không mở cửa lò nhiều lần.

- Vệ sinh lò sạch sẽ sau khi sử dụng.

2. Kể tên các loại đồ dùng điện - nhiệt khác nhau mà em biết?

Trả lời:

Tên các loại đồ dùng điện - nhiệt khác mà em biết là:

  • Bình đun nước siêu tốc
  • Bếp nướng
  • Nồi áp suất
  • Lò nướng
  • Nồi nấu lẩu
  • Quạt sưởi...

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử. Trao đổi với gia đình và bạn bè ưu nhược điểm của chúng

Trả lời:

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử:

Một khi bạn cắm điện nguồn vào ổ cắm lúc này ta nhấn nút nấu cơm, thì cần gạt sẽ truyền chuyển động làm công tắc nhấn lên và bị hút chặt bởi thanh nam châm trong nó lên cần gạt được giữ nguyên vị trí, cho dù lúc này ta có thả tay ra. Lúc này tiếp điểm công tắc chập vào nhau dẫn điện khiến cho mâm nhiệt làm nóng nồi cơm. Khi cơm bắt đầu cạn nước thì công tắc từ nhả chốt ra đẩy cần gạt bị lên trên. Chúng tiếp tục tác động vào tiếp điểm công tắc khiến tiếp điểm này mở ra, mâm nhiệt được mắc nối tiếp với dây đốt nóng phụ lập tức chuyển sang chế độ ủ cơm. Như vậy khi chưa nhấn nấu thì nồi cơm điện tử sẽ luôn ở chế độ ủ và làm ấm nồi, giúp tiết kiệm điện.

Ưu nhược điểm của nồi cơm điện tử là:

Ưu điểm:

  • Cơm chín đều hơn, ngon hơn, bổ dưỡng hơn
  • Chức năng nấu đa dạng: nấu canh, hấp, hầm, nấu soup, ...
  • Màn hình điện tử hiện đại
  • Chế độ nấu tiện lợi

Nhược điểm:

  • Nồi cơm điện tử có thể khó sử dụng khi mới dùng.
  • Dung tích lớn phổ biến ở mức 1-1.5 lít, 1.6-2 lít.
  • Thời gian nấu cơm lâu khoảng 45 phút.
  • Phải hết sức cẩn thận khi rửa nhằm tránh làm hỏng các vi mạch điện tử.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN công nghệ 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com