Giải địa lí 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp - trang 121 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Công nghiệp năng lượng

1. Vai trò

  • Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiệ đại phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố

  • Gồm: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
 Khai thác thanKhai thác dầuCông nghiệp điện lực
Vai tròLà nguồn năng lượng truyền thống cơ bản
Là nhiên liệu cho công nghiệp nặng, luyện kim
Là nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất
Nhiên liệu quan trọng “ vàng đen ”.
Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm.
Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao đời sống văn minh.
Cơ cấu: Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tuabin khí….
Trữ lượngƯớc tính khoảng 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.
Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm
Ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn.
Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/ năm.
Ước tính khoảng 15.000 tỉ KWh
Phân bốNước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, LB Nga…Nước khai thác nhiều là những nước đang phát triển thuộc  khu vực Tây Á và Tây Nam Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á.Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, EU…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Kết hợp bảng trên với các hình 32.2, 32.4 , em hãy nêu lên đặc điểm....

Kết hợp bảng trên với các hình 32.2, 32.4 , em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?

Trả lời:

Đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới là:

  • Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La-tinh, Trung Quốc và ở LB Nga (các nước và khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn).
  • Công nghiệp điện lực tập trung chủ yếu ở các nước phát triển.và các nước công nghiệp hóa. Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na Uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Cô-oét, Hoa Kì,…

Câu 2: Dựa vào hình 32.5, em hãy cho biết các nước khai thác quặng sắt....

Dựa vào hình 32.5, em hãy cho biết các nước khai thác quặng sắt và sản xuất thép chủ yếu trên thế giới?

Trả lời:

  • Các nước khai thác quặng sắt chủ yếu: Trung Quốc, Bra-xin. Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Ấn Độ. U-crai-na, Hoa Kì, CH Nam Phi, Ca-na-đa, Thụy Điển, Vê-nê-xuê-la, Ca-dăc-xtan, I-ran. Thổ Nhĩ Kì, Hàn Quốc, Ai Cập. Đức, Pháp, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Chi-lê.
  • Các nước sản xuất thép chủ yếu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, LB Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, U-crai-na, Bra-xin. I-ta-li-a, Pháp. Đức, Anh, Bí. Thụy Điển.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng....

Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940-2000. Giải thích.

 

Trả lời:

Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá: tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử, thủy điện và năng lượng mới.

Trong nhiều thế kỉ qua loài người đã tiêu dùng than, dầu mỏ, khí đối nhanh hơn chúng được hình thành. Từ năm 1990 trở đi, cứ mỗi năm bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 1,7 tấn tương đương dầu, tức là gấp khoảng 25 lần trọng lượng của bản thân mình.

Trong thế kỉ XX, do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp, của công nghiệp hóa, ngành công nghiệp năng lượng được ưu tiên phát triển. Sự ra đời và phổ biến của máy hơi nước đã làm cho than đá trở thành nguồn nguyên liệu chính. Sau đó. dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi.

Tiếp theo, phương pháp sản xuất năng lượng điện với mức chi phí thấp đã trở thành năng lượng độc quyền. Do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân.

Cuối thế kỉ XX do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí; do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt….).

Câu 2: Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu

Trả lời:

a. Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen:

  • Hầu hết tất cả các ngành kinh tố đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen.
  • Là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động.
  • Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng.
  • Cung cấp vật liệu cho công nghiệp xây dựng.

b. Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim màu:

  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy, chế tạo ô tô, máy hay, kĩ thuật điện.
  • Phục vụ cho công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế quốc dân khác (như thương mại, bưu chính viễn thông...).
  • Kim loại màu quý, hiếm phục vụ cho công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com