Giải địa lí 10 bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất - trang 39 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Khí quyển

  • Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất
  • Vai trò:
    • Bảo vệ Trái đất
    • Góp phần quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất

1. Cấu trúc của khí quyển

Các tầngĐộ dàyĐặc điểmVai trò
Tầng đối lưuXĐ: 16km, Cực 8kmTập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển; ¾ lượng hơi nước và các phần tử muối, tro bụi, vi sinh vật;
Nhiệt độ giảm theo độ cao 0,60c/100m
Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
Nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng
Ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến cuộc sống trên Trái Đất
Điều hòa nhiệt độ cho Trái Đất
Tầng bình lưuĐộ dày từ đỉnh tầng đối lưu đến 50kmKhông khí loãng, khô và vận chuyển theo chiều nằm ngang
Có lớp ô dôn tập trung ở độ cao từ 22km – 25km
Nhiệt độ tăng theo chiều cao
Tầng ô dôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho sinh vật
Tầng giữaĐộ dày từ 50km – 80kmKhông khí rất loãng, nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao 
Tầng nhiệtĐộ dày từ 80km-800kmkhông khí rất loãng, chứa nhiều ionPhản hồi sóng vô tuyến điện
 Độ dày từ 800km- > 2000kmKhông khí cực loãng chủ yếu là khí hêli và hidrô 

2. Các khối khí

  • Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):
    • Khối khí cực (rất lạnh): A
    • Khối khí ôn đới (lạnh): P
    • Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
    • Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
  • Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu HD (ẩm): m; kiểu LĐ (khô): c (riêng không khí xích đạo chỉ có Em)
  • Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.

3. Frông

  • Frông: Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí (nhiệt độ , hướng gió)
  • Trên mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản:
    • Frông địa cực (FA)
    • Frông ôn đới (FP).

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

  • Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời
  • Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời
  • Nhiệt không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt Trái đất được Mặt Trời đốt nóng

2. Sự phân bố nhiệt của không khí trên Trái đất

  • Phân bố theo vĩ độ địa lí
  • Sự phân bố theo lục địa và đại dương
  • Sự phân bố theo địa hình

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Hãy cho biết tác dụng của lớp Ôdôn đối với sinh vật....

Hãy cho biết tác dụng của lớp Ôdôn đối với sinh vật cũng như sức khỏe của con người.

Trả lời:

Lớp Ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể động vật và thực vật. Không có lớp Ôdôn thì sinh vật trên trái đất sẽ bị tiêu diệt hết.

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:

  • Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ
  • Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ

Trả lời:

Nhận xét:

  • Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
  • Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng lớn.

Giải thích:

  • Càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt trời (góc nhập xạ càng nhỏ).
  • Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng ( ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu càng lớn và thời gian chiếu sáng dài ( gần tới 6 tháng ở cực), mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần ( tới 6 tháng đêm ở địa cực).

Câu 3: Quan sát hỉnh 13.1, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của...

Quan sát hỉnh 13.1, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt  ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52 độ B.

Trả lời:

Dựa vào hình 13.1 ta thấy, trên cùng một khoảng vĩ tuyến nhưng biên độ nhiệt ở các địa điểm lại khác nhau.

Cụ thể càng gần lục địa (hay nói cách khác là xa đại dương) thì biên độ nhiệt càng giảm.

Sở dĩ có sự thay đổi đó là do khi càng xa đại dương thì tính chất lục địa tăng dần. Do đó biên độ nhiệt giảm dần.

Câu 4: Quan sát hình 11.4, hãy phân tích mối quan hệ : giữa hướng phơi...

Quan sát hình 11.4, hãy phân tích mối quan hệ : giữa hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được?

Trả lời:

Dựa vào hình 11.4 ta thấy, ở sườn núi có hướng phơi sương có góc nhập xạ lớn hơn do đó nhận được lượng nhiệt cao hơn. Ngược lại sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn tương đương với việc nhận được lượng nhiệt thấp hơn so với sườn hướng phơi.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?

Trả lời:

Khí quyển có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của động thực vật và con người trên Trái đất. Cụ thể:

Khí quyển cung cấp lượng lớn Ôxi và các loại khí khác để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái đất. Bên cạnh đó, khí quyển còn là một lớp vỏ để bảo vệ trái đất.

Câu 2: Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự cực Bắc....

Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự cực Bắc tới cực Nam của Trái đất.

Trả lời:

Sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự cực Bắc tới cực Nam của Trái đất:

  • Khối khí bắc cực rất lạnh (A).
  • Frông địa cực (FA).
  • Khối khí ôn đới lạnh (P).
  • Frông ôn đới (FP).
  • Khối khí chí tuyến rất nóng (T).
  • Khối khí xích đạo nóng ẩm (E).
  • Khối khí chí tuyến rất nóng (T).
  • Frông ôn đới (FP).
  • Khối khí ôn đới lạnh (P).
  • Frông địa cực (FA).
  • Khối khí nam cực rất lạnh (A).

Câu 3: Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ....

Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.

Trả lời:

Sự thay đổi biên độ nhiệt trung bình theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương:

  • Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
  • Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền.

Giải thích:

  • Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở địa cực)
  • Khi càng xa đại dương, tính chất lục địa tăng dần. 
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com