Giải địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 26: Cơ cấu nền kinh tế - trang 99 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm

  • Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các nguồn lực

  • Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...
  • Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản...
  • Kinh tế - xã hội: dân số, nguồn lao động, vốn, thị trường, KH -KT...

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

  • Vị trí địa lí -> Thuận lợi hoặc khó khăn cho việc giao lưu giữa các nước.
  • Nguồn lực tự nhiên -> Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất
  • Nguồn lực kinh tế - xã hội -> Cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế từng nước.

II. Cơ cấu nền kinh tế

1. Khái niệm

  • Cơ cấu nền kinh tế là tổng thế các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

a. Cơ cấu ngành kinh tế

  • Là bộ phận cơ bản của cơ cấu kinh tế.
  • Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế

  • Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu.
  • Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

c. Cơ cấu lãnh thổ

  • Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ
  • Được tổ chức chặt chẽ trong một không gian thống nhất.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào sơ đồ trên em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế?

Trả lời:

Dựa vào nguồn gốc, nguồn lực phát triển kinh tế được chia làm 3 nhóm. Đó là:

  • Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông
  • Tự nhiên: đấu khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
  • Kinh tế – xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế?

Trả lời:

Có 3 nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

Vị trí địa lí

Ví dụ: nước có vị trí gần với các đường giao thông quốc tế sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với nước không có vị trí đó.

Thiên nhiên

Ví dụ: Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hơn nước nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Kinh tế - xã hội

Ví dụ: Nước có ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội so với nước có đội ngũ lao động đông đảo với trình độ kĩ thuật cao.

Câu 3: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế?

Trả lời:

Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành:

  • Cơ cấu ngành kinh tế: gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
  • Cơ cấu thành phần kinh tế: Ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế: khu vực kinh tế trong nước ( kinh tế nhà nước, kinh tế tạp thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Cơ cấu lãnh thổ: Ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.

Câu 4: Dựa vào bảng 26, hãy nhận xét về cơ cấu ngành  và sự chuyển dịch....

Dựa vào bảng 26, hãy nhận xét về cơ cấu ngành  và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và Việt Nam.

Trả lời:

Quan sát bảng 26 ta thấy:

  • Đối với nước phát triển: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp – xây dựng. Nông – lâm –ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông – lâm –ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng, tăng khu vực dịch vụ.
  • Đối với nước đang phát triển: Nông –lâm –ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp – xây dựng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông –lâm –ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp – xây dựng, khu vực dịch vụ tăng chậm.
  • Việt Nam: Thuộc nhóm nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, khu vực nông –lâm –ngư giảm, dịch vụ tăng chậm.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với....

Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?

Trả lời:

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở trong và ngoài nước có thể được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế cùa một lãnh thổ nhất định.

Phân biệt các nguồn lực:

Theo nguồn gốc:

  • Vị trí địa lí: về tự nhiên, kinh tế - chính trị, giao thông.
  • Tài nguyên thiên nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản, biển.
  • Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học.

Theo phạm vi lãnh thổ:

  • Nguồn lực trong nước: gồm nguồn lực tự nhiên, nhân văn, tài sản quốc gia, đường lối chính sách...
  • Nguồn lực nước ngoài: khoa học - kĩ thuật - công nghệ, vốn, kinh nghiệm....

Ý nghĩa của từng loại nguồn lực:

  • Vị trí địa lí: Tạo thuận lợi hoặc gây khó. khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước và các quốc gia với nhau.
  • Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở tự nhiên cùa các hoạt động sản xuất. Nó vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế. Sự đa dạng và giàu có về tài nguyên là lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
  • Nguồn lực kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều có đầy đủ các nguồn lực nói trên. Vì vậy, trong việc hoạch định chiến lược phát triển cùa mỗi nước cần phải xác định và đánh giá đúng nguồn lực của mình, biết khai thác và phát huy những lợi thế, đồng thời khắc phục những trở ngại cùa nguồn lực.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004

a. Hãy vẽ biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.

b. Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

 Tính cơ cấu các ngành kinh tế trong tổng GDP như sau:

Nhận xét:

Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước có sự khác nhau:

  • Các nước có thu nhập thấp: tỉ trọng nông nghiệp còn cao tương đương với tỉ trọng của công nghiệp, hai ngành này chiếm tới 50% GDP; ngành dịch vụ chiếm 50% GDP.
  • Các nước có thu nhập trung binh: tỉ trọng nông nghiệp thấp (11%), công nghiệp khá (38%), dịch vụ cao nhất (51%).
  • Các nước có thu nhập cao: Dịch vụ chiếm ưu thế.(71%), công nghiệp khá cao (32%), nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp (2%).
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com