[toc:ul]
a. Vị trí địa lí
b. Đặc điểm
c. Vai trò
d. Nếu kênh Xuy –ê bị đóng cửa:
e. Khoảng cách được rút ngắn khi qua kênh Xuy – ê.
g. Bài viết ngắn về kênh Xuy-ê.
Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải
Kênh Xuy-ê được đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195 km (121 dặm). Tàu có trọng tải từ 150 nghìn tấn đến 250 nghìn lấn qua được kênh. Thời gian qua kêrh trung bình 11 đến 12 giờ. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh Xuy-ê từ đế quốc Anh
Kềnh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, làm xích gần hai khu công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu nông nghiệp. Nhờ có kênh Xuy-ê nên giảm được chi phí vận tải, giá thành sản phẩm. Đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên quãng đường dài. Đem lại nguồn thu lớn cho Ai Cập thông qua thuế quan...
Do cuộc chiến tranh I-xra-en - Ai Cập xảy ra vào năm 1967, kênh đào bị đóng cửa mãi đến tháng 6 năm 1975 mới mở cửa trở lại. Đây là nguyên nhân khiến Ai Cập làm mất nguồn thu từ thuế hải quan, hạn chế việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới; các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen làm tăng chi phí vận chuyển, độ an toàn cho người và hàng hoá...
a. Vị trí địa lí
b. Đặc điểm
c. Vai trò
d. Khoảng cách được rút ngắn khi qua kênh đào Pa – ra-ma
e. Bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma
Kênh Pa-na-ma cắt qua co đất Pa-na-ma rộng 50km, nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Kênh Pa-na-ma được khởi công xây dựng vào 1882, nhưng do sai lầm trong thiết kế, Hoa Kì đã thay Pháp, tổ chức đào kênh từ năm 1904. Kênh được đưa vào sử dụng từ 1914. Kênh dài 64 km (40 dậm), do độ chênh lệch mực nước biển giữa hai đại dương lớn, nên người ta phải làm nhiều âu tàu. Tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tân có chở hàng và tàu tới 85 nghìn tấn với trọng tải dằn là qua được.
Kênh Pa-na-ma là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Kênh này có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế và cả các hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kì. Chính vì vậy, Hoa Kì tìm mọi cách kiểm soát kênh đào này. Do sự đấu tranh kiên quyết và bền bỉ của nhân dân Pa-na-ma, Hoa Kì đã trao trả hoàn toàn kênh này cho nhân dân Pa-na-ma vào tháng 12 năm 1999.
Kênh Pa-na-ma giúp cho kinh tế bờ đông tây của khu vực Mĩ La-tinh, Hoa Kì xích lại gần nhau hơn. Rút ngắn được khoảng cách từ Niu Iooc đến các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương...