[toc:ul]
Câu 1: Hãy cho biết tác dụng của lớp Ôdôn đối với sinh vật cũng như sức khỏe của con người.
Bài tập 2: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:
Bài tập 3: Quan sát hỉnh 13.1, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52 độ B.
Bài tập 4: Quan sát hình 11.4, hãy phân tích mối quan hệ : giữa hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được?
Bài tập 5: Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?
Bài tập 6: Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự cực Bắc tới cực Nam của Trái đất.
Bài tập 7: Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.
Câu 1: Lớp Ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể động vật và thực vật. Không có lớp Ôdôn thì sinh vật trên trái đất sẽ bị tiêu diệt hết.
Bài tập 2:
* Nhận xét: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm, Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng lớn.
* Giải thích: Càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt trời, Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu càng lớn và thời gian chiếu sáng dài, mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần.
Bài tập 3: Thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52 độ B do khi càng xa đại dương thì tính chất lục địa tăng dần.
Bài tập 4: Ở sườn núi có hướng phơi sương có góc nhập xạ lớn hơn do đó nhận được lượng nhiệt cao hơn. Ngược lại sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn tương đương với việc nhận được lượng nhiệt thấp hơn so với sườn hướng phơi.
Bài tập 5: Khí quyển cung cấp lượng lớn Ôxi và các loại khí khác để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái đất, còn là một lớp vỏ để bảo vệ trái đất.
Bài tập 6: Sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự cực Bắc tới cực Nam của Trái đất: Khối khí bắc cực rất lạnh (A), Frông địa cực (FA), Khối khí ôn đới lạnh (P), Frông ôn đới (FP), Khối khí chí tuyến rất nóng (T), Khối khí xích đạo nóng ẩm (E), Khối khí chí tuyến rất nóng (T), Frông ôn đới (FP), Khối khí ôn đới lạnh (P), Frông địa cực (FA), Khối khí nam cực rất lạnh (A).
Bài tập 7:
- Sự thay đổi biên độ nhiệt trung bình theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương: Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn, Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền.
- Giải thích: Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn. ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài; mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần, Khi càng xa đại dương, tính chất lục địa tăng dần.
Câu 1: Lớp Ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể động vật và thực vật. Không có lớp Ôdôn thì sinh vật trên trái đất sẽ bị tiêu diệt hết.
Bài tập 2:
1. Nhận xét:
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng lớn.
2. Giải thích:
- Càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt trời (góc nhập xạ càng nhỏ).
- Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng ( ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu càng lớn và thời gian chiếu sáng dài ( gần tới 6 tháng ở cực), mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần ( tới 6 tháng đêm ở địa cực).
Bài tập 3:
1. Dựa vào hình 13.1 ta thấy, trên cùng một khoảng vĩ tuyến nhưng biên độ nhiệt ở các địa điểm lại khác nhau.
2. Cụ thể càng gần lục địa (hay nói cách khác là xa đại dương) thì biên độ nhiệt càng giảm.
3. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do khi càng xa đại dương thì tính chất lục địa tăng dần. Do đó biên độ nhiệt giảm dần.
Bài tập 4: Dựa vào hình 11.4 ta thấy, ở sườn núi có hướng phơi sương có góc nhập xạ lớn hơn do đó nhận được lượng nhiệt cao hơn. Ngược lại sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn tương đương với việc nhận được lượng nhiệt thấp hơn so với sườn hướng phơi.
Bài tập 5:
1. Khí quyển có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của động thực vật và con người trên Trái đất. Cụ thể:
2. Khí quyển cung cấp lượng lớn Ôxi và các loại khí khác để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái đất. Bên cạnh đó, khí quyển còn là một lớp vỏ để bảo vệ trái đất.
Bài tập 6:
Sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự cực Bắc tới cực Nam của Trái đất:
- Khối khí bắc cực rất lạnh (A).
- Frông địa cực (FA).
- Khối khí ôn đới lạnh (P).
- Frông ôn đới (FP).
- Khối khí chí tuyến rất nóng (T).
- Khối khí xích đạo nóng ẩm (E).
- Khối khí chí tuyến rất nóng (T).
- Frông ôn đới (FP).
- Khối khí ôn đới lạnh (P).
- Frông địa cực (FA).
- Khối khí nam cực rất lạnh (A).
Bài tập 7:
1. Sự thay đổi biên độ nhiệt trung bình theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương:
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
- Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền.
2. Giải thích:
- Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở địa cực)
- Khi càng xa đại dương, tính chất lục địa tăng dần.