Soạn địa lý 10 bài 41 trang 158 cực chất

Địa lý 10 bài 41 trang 158 cực chất. Bài học: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 159 sgk Địa lí 10

Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.

Trang 160 sgk Địa lí 10

Em hãy chứng minh rằng sự tiến hộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.

Trang 160 sgk Địa lí 10

Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 161 sgk Địa lí 10

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

Bài tập 2: Trang 161 sgk Địa lí 10

Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm?

Bài tập 3: Trang 161 sgk Địa lí 10

Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta có biện pháp bảo vệ môi trường?

Câu hỏi: Sản xuất công nghiệp có tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 159 sgk Địa lí 10

Ví dụ về tài nguyên năng lượng: Trong nhiều thế kỉ loài người đã sử dụng củi, gỗ, sau đó là than đá làm nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống.

Trang 160 sgk Địa lí 10

Chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản: con người đã chế tạo được cao sụ nhân tạo thay thế cho cao su tự nhiên, sản xuất các chất dẻo tổng hợp thay thế các chi tiết bằng kim loại. Hiện nay, vật liệu composit do con người sản xuất đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tế,…

Trang 160 sgk Địa lí 10

- Tài nguyên  đất bị suy thoái: đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, đất bị ô nhiễm, đất bị đá ong hóa, đất bị sa mạc hóa,…

- Tài nguyên sinh vật: rừng bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên nhiều, nhiều loại bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng cá thể trong mỗi loài ít dần đi…

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 161 sgk Địa lí 10

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau ở chỗ:

– Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người.

– Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người.

Bài tập 2: Trang 161 sgk Địa lí 10

Lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm:

- Ở nước ta, trải qua bao nhiêu năm, tự nhiên hầu như không (hoặc rất ít) thay đổi, nhưng đời sống nhân dân không ngừng được đổi mới, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

- Điều kiện tự nhiên hầu như không (hoặc ít) thay đổi nhưng sản xuất nông nghiệp, từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đến nay nước ta đã đủ gạo, đảm bảo được an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

Bài tập 3: 

-Chức năng chủ yếu của môi trường địa lí:  Là không gian sống của con người,  Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên, Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

-Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người 

Câu hỏi: Sản xuất công nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Cụ thể là:

- Những tác động tích cực: Làm tăng giá trị tài nguyên, Mở rộng danh mục tài nguyên thiên nhiên, Hình thành các cảnh quan văn hóa.

- Những tác động tiêu cực: Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là khoáng sản, Làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 159 sgk Địa lí 10

Ví dụ về tài nguyên năng lượng:

1. Trong nhiều thế kỉ loài người đã sử dụng củi, gỗ, sau đó là than đá làm nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống.

2. Trong thế kỉ XX dầu mỏ với sự thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển đã thay thế than đã và trở thành năng lượng quy đổi. Do liên tiếp xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân.

3. Cuối thế kỉ XX do dự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí, do hiện tượng nhà kính những cơn mưa Axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo ( năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt,…).

Trang 160 sgk Địa lí 10

Em hãy chứng minh rằng sự tiến hộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.

1. Con người sản xuất được các vật liệu mới thay thế vật liệu có trong tự nhiên hoặc thay thế các vật liệu được sản xuất với yêu cầu khối lượng tài nguyên lớn.

2. Ví dụ: con người đã chế tạo được cao sụ nhân tạo thay thế cho cao su tự nhiên, sản xuất các chất dẻo tổng hợp thay thế các chi tiết bằng kim loại. Hiện nay, vật liệu composit do con người sản xuất đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tế,…

3. Nhờ có tiến bộ khoa học công nghệ, con người sử dụng triệt để các tài nguyên khoáng sản. Ví dụ ngoài việc lấy xăng dầu từ các mỏ có thể sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau.

4. Với tiến bộ của khoa học công nghệ, con người ngày càng tìm ra được nhiều loại tài nguyên mới ( ví dụ việc sử dụng tài nguyên sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời…)

Trang 160 sgk Địa lí 10

Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.

1. Tài nguyên  đất bị suy thoái: đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, đất bị ô nhiễm, đất bị đá ong hóa, đất bị sa mạc hóa,…

2. Tài nguyên sinh vật: rừng bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên nhiều, nhiều loại bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng cá thể trong mỗi loài ít dần đi…

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 161 sgk Địa lí 10

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau ở chỗ:

1. Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người’. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.

2. Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

Bài tập 2: Trang 161 sgk Địa lí 10

Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm?

1. Ở nước ta, tải qua bao nhiêu năm, tự nhiên hầu như không (hoặc rất ít) thay đổi, nhưng đời sống nhân dân không ngừng được đổi mới, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

2. Điều kiện tự nhiên hầu như không (hoặc ít) thay đổi nhưng sản xuất nông nghiệp, từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đến nay nước ta đã đủ gạo, đảm bảo được an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

3. Ở nước trên thế giới, tình hình cũng tương tự. Tự nhiên vẫn như vật nhưng tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến chuyển, thậm chí có tính cách mạng…

Bài tập 3: Trang 161 sgk Địa lí 10

Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta có biện pháp bảo vệ môi trường?

-Chức năng chủ yếu của môi trường địa lí:

+ Là không gian sống của con người.

+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

-Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người ( nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội).

Câu hỏi: Sản xuất công nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Cụ thể là:

  • Những tác động tích cực:

1. Làm tăng giá trị tài nguyên. Khi công nghệ cao phát triển mạnh thì đất hiếm trở thành giá trị cao.

2. Mở rộng danh mục tài nguyên thiên nhiên. Nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự phát triển công nghiệp mà nhiều thành phần tự nhiên trước đây chưa sử dụng thì hiện nay đã đưa vào sử dụng.

3. Hình thành các cảnh quan văn hóa, làm cho môi trường tự nhiên thân thiện hơn với con người. Ví dụ: Những vùng hoang du, hẻo lãnh trở nên vui tươi hơn khi có các nhà máy thủy điện.

  •  Những tác động tiêu cực:

1. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là khoáng sản.

2. Làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, địa lí 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com