Soạn địa lý 10 bài 7 trang 25 cực chất

Địa lý 10 bài 7 trang 25 cực chất. Bài học: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Quan sát hình 7.1 mô tả cấu trúc của Trái Đất?

  

Bài tập 2: Quan sát hình 7.2 cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương?

 

Bài tập 3: Quan sát hình 7.1 cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?

Bài tập 4: Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

 

Bài tập 5: Quan sát hình 7.4, cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc?

 

Bài tập 6: Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm)?

Bài tập 7: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: 

- Cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp: Lớp vỏ Trái Đất, Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài và nhân trong.

Bài tập 2: Chúng lại có sự khác nhau, đó là:

- Vỏ lục địa phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 – 40 km, cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.

- Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 – 10 km; không có lớp đá granit.

Bài tập 3: Lớp Manti được chia làm hai tầng đó là lớp Manti trên và lớp manti dưới: Manti trên giới  hạn từ 15 đến 700 km, Manti dưới giới hạn từ 700 đến 2.900 km.

Bài tập 4: 

- 7 mảng lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.

Bài tập 5:

  •  Tiếp xúc tách dãn => các sống núi ngầm ở đại dương.
  •  Tiếp xúc dồn ép => hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

Bài tập 6:

 

Bài tập 7: Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:

- Thuyết kiến tạo mảng : Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.

- Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.

- Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.

- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

 Cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp.

1. Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ lục địa (đến 70 km) và vỏ đại dương (đến 5 km)

2. Lớp Manti: gốm tầng Manti trên (lừ 15 đèn 700 km) và tầng Manti dưới(từ 700 đến 2.900 km).

3. Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).

Bài tập 2: Quan sát hình 7.2 ta thấy, vỏ lục địa và vỏ đại dương là hai lớp vỏ thuộc lớp vỏ trái đất. Tuy nhiên, chúng lại có sự khác nhau, đó là:

1. Vỏ lục địa phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 – 40 km (ở miền núi cao đến 70 – 80 km): cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.

2. Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 – 10 km; không có lớp đá granit.

Bài tập 3: Từ những quan sát của hình 7.1 ta thấy: Lớp Manti được chia làm hai tầng đó là lớp Manti trên và lớp manti dưới.

1. Với tầng Manti trên được giới  hạn từ 15 đến 700 km

2. Với tầng Manti dưới được giới hạn từ 700 đến 2.900 km.

Bài tập 4: Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn:

- mảng Thái Bình Dương

- mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a

- mảng Âu – Á

- mảng Phi.

- mảng Bắc Mĩ.

- mảng Nam Mĩ

- mảng Nam Cực.

Bài tập 5: 

1. Tiếp xúc tách dãn: tạo ra các sống núi ngầm ở đại dương.

2. Tiếp xúc dồn ép: hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

Bài tập 6: 

 

Bài tập 7: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

1. Thuyết kiến tạo mảng : Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.

2. Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.

3. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.

4. Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …

 

Tìm kiếm google: địa lí 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng, bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng, Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng địa lí 10.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com