Soạn địa lý 10 bài 9 trang 35 cực chất

Địa lý 10 bài 9 trang 35 cực chất. Bài học: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết?

Bài tập 2: Qúa trình bóc mòn là gì ? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành?

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết đó là: Địa hình bồi tụ do nước chảy, Địa hình bồi tụ do gió,  Do sóng biển

Bài tập 2: 

  • Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực làm các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu của nó.
  • Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành: xâm thực, mài mòn, thổi mòn….

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ

- Quá trình phong hoá tạo ra các vật liệu phá huỷ cho quá trình vận chuyển bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1:

Một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết đó là:

1. Địa hình bồi tụ do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng phù sa sông

2. Địa hình bồi tụ do gió: Cồn cát, đụn cát ở bờ biển

3. Do sóng biển: Bãi biển

Bài tập 2: 

1. Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió….) làm các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu của nó.

2. Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành:

3. Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau như: xâm thực, mài mòn, thổi mòn….

4. Địa hình xâm thực do nước chảy trên bề mặt bao gồm nhiều loại khác nhau như các rãnh sông ( do nước tràn khe), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên), bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm (do gió tạo thành), vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà (do băng hà)…

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ

- Quá trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình phong hoá tạo ra các vật liệu phá huỷ cho quá trình vận chuyển bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 9 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo), địa lí 10 bài 9 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo), bài 9 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo)

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com