Soạn địa lý 10 bài 20 trang 74 cực chất

Địa lý 10 bài 20 trang 74 cực chất. Bài học: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Trang 76 sgk Địa lí 10

Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất…).

Bài tập 2: Trang 76 sgk Địa lí 10

Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính tổng nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Bài tập 3: Trang 76 sgk Địa lí 10

Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1:

- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Phân biệt lớp vỏ Trái đất và lớp vỏ địa lí là: Lớp vỏ Trái đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km. lớp vỏ Trái đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau, Lớp vỏ địa lí có chiều dày khoảng 30 – 35km, thành phần vật chất của lớp vpr bao gồm cả khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Bài tập 2: Trình bày:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Bài tập 3: Ví dụ minh họa về những hậu quả xấu: Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,…/ Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ…/ Sự cố tràn dầu, chìm tàu dầu…làm ô nhiễm biển và đại dương.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

1. Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

2. Phân biệt lớp vỏ Trái đất và lớp vỏ địa lí là:

- Lớp vỏ Trái đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km ( ở lục địa). lớp vỏ Trái đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (đá trầm tích, đỏ granit, bazan).

- Lớp vỏ địa lí có chiều dày khoảng 30 – 35km ( tính từ giới hạn dưới của lớp Ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương. Ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa), thành phần vật chất của lớp vpr bao gồm cả khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Bài tập 2: Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính tổng nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

1. Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

2. Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

3. Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Bài tập 3: 

- Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên

- Ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên:

1. Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,…

2. Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ…

3. Sự cố tràn dầu, chìm tàu dầu…làm ô nhiễm biển và đại dương.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, địa lí 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com