Soạn địa lý 10 bài 18 trang 66 cực chất

Địa lý 10 bài 18 trang 66 cực chất. Bài học: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 67 sgk Địa lí 10

Quan sát hình 18: Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi Ki-Ii-man-gia-rô?

Trang 68 sgk Địa lí 10

Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 68 sgk Địa lí 10

Sinh quyển là gì ? Sinh vật có phân bổ đều trong toàn bộ chiều dầy của sinh quyển? Tại sao?

Bài tập 2: Trang 68 sgk Địa lí 10

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sư phát triển và phân bố của sinh vật?

Bài tập 3: Trang 68 sgk Địa lí 10

Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 67 sgk Địa lí 10

Đi từ thấp lên cao ta có các vành đai: Rừng hỗn hợp, Rừng lá kim, Cỏ và cây bụi, Đồng cỏ núi cao, Đá vụn, Băng tuyết.

Trang 68 sgk Địa lí 10

Ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.

- Ngựa vằn là loài ăn cỏ do vậy nó phân bố chủ yếu ở các xavan.

- Khỉ sồng trên cây nên thường phân bố ở những khu rừng có cây phân nhiều tầng.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

- Sinh quyển là một quyển của Trái đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở trên và dưới bề mặt đất,  do ở đó có đầy đủ các điêu kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trường và phát triển của sinh vật.

Bài tập 2: 

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Cụ thể là: Khí hậu, Nhiệt độ, Nước và độ ẩm,  Đất,  Địa hình,  Sinh vật,  Con người.

Bài tập 3: Nguyên nhân: Săn bắt, khai thác quá mức, bừa bãi khiến cho nhiều loài sinh vật không có khả năng sinh trưởng và tái tạo thế hệ mới, Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy khiến nhiều loại thực vật quý hiếm tuyệt chủng, động vật không có nơi cư trú, Khí hậu thay đổi làm cho nhiều loài khó thích nghi dẫn đến tuyệt chủng.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 67 sgk Địa lí 10

Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật ở núi An-Pơ.

Đi từ thấp lên cao ta có các vành đai:

- Rừng hỗn hợp

- Rừng lá kim

- Cỏ và cây bụi

- Đồng cỏ núi cao

- Đá vụn

- Băng tuyết.

Trang 68 sgk Địa lí 10

- Thực vật là nơi cư trú của động vật là nguồn thức ăn của nhiều loại động vật nên thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Ví dụ:

1. Ngựa vằn là loài ăn cỏ do vậy nó phân bố chủ yếu ở các xavan.

2. Khỉ sồng trên cây nên thường phân bố ở những khu rừng có cây phân nhiều tầng.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

Sinh quyển là một quyển của Trái đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

1. Giới hạn trên cùa sinh quyển lên tới khoảng 22km và giới hạn dưới sâu hơn 11 km. Tuy nhiên, sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở trên và dưới bề mặt đất. 

2. Nguyên nhân là do ở đó có đầy đủ các điêu kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trường và phát triển của sinh vật như: ánh sáng, nhiệt, ẩm, không khí, đất, nước...

Bài tập 2: 

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Cụ thể là:

a. Khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

2. Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích hợp với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nơi có nhiệt độ thích hợp thì sinh vật phát triển mạnh.

3. Nước và độ ẩm: nơi có điều kiện thuận lợi về nước và độ ẩm thì sinh vật phát triển mạnh, ngược lại nơi nào khô hạn thì sinh vật kém phát triển.

4. Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh nên có tác động đến sự phát triển và phân bố của chúng.

5. Đất: đặc tính lí hóa và độ phì của đất ành hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Ví dụ: rừng ngập mặn phân bổ và phát triển ở vùng đất ngập mặn ven biển.

6. Địa hình: độ cao làm thay đổi điều kiện nhiệt ẩm theo độ cao nên hình thành các vành đai thực vật theo đai cao. Sườn đón gió, nhiều ánh sáng sinh vật phát triển mạnh hơn sườn khuất gió, thiếu ánh sáng.

7. Sinh vật: Thực vật ảnh hường tới sự phân bố và phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phát triển mạnh.

8. Con người: Vừa mở rộng sự phân bố các cây trồng, vật nuôi; vừa gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loại sinh vật quý hiếm.

Bài tập 3: Hiện nay, không chỉ địa phương em mà trên cả nước đang có rất nhiều loài sinh vật đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng.

Nguyên nhân chủ yếu đó là:

1. Săn bắt, khai thác quá mức, bừa bãi khiến cho nhiều loài sinh vật không có khả năng sinh trưởng và tái tạo thế hệ mới.

2. Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy khiến nhiều loại thực vật quý hiếm tuyệt chủng, động vật không có nơi cư trú.

3. Khí hậu thay đổi (do hiệu ứng nhà kính nóng lên hoặc lạnh) làm cho nhiều loài khó thích nghi dẫn đến tuyệt chủng.

 

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, địa lí 10 bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net