Soạn địa lý 10 bài 12 trang 44 cực chất

Địa lý 10 bài 12 trang 44 cực chất. Bài học: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Quan sát hình 14.1, hãy kể tên một số khu vực ở một số châu lục có chế độ gió mùa?

 

Bài tập 2: Dựa vào hình 12.4 và kiến thức đã học, em hãy trình bày sự hình thành và hoạt động của gió biển và gió đất.

Bài tập 3: Em hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp?

Bài tập 4: Dựa vào hình 12.1 hãy trình bày hoạt động của gió Tây Ôn đới và gió Mậu dịch.

Bài tập 5: Dựa vào hình 12.2 và 12.3. hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á?

Bài tập 6: Dựa vào hình 12.4 và 12.5, hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió phơn?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Một số khu vực ở một số châu lục có chế độ gió mùa là: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Ô – xtrây – li – a, Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, Đông Nam Hoa Kỳ, Đông Phi

Bài tập 2: Trình bày sự hình thành và hoạt động của gió biển và gió đất.

- Hình thành: Gió biển và gió đất được hình thành ở vùng ven bờ biển.

- Hoạt động: Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước ven biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp, ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành áp cao. Gió thổi từ cao áp vào tới áp thấp gọi là gió biển, Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh, mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền, còn ở vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao tới áp thấp nên gọi là gió đất.

Bài tập 3: Nguyên nhân làm thay đổi khí áp: Khí áp thay đổi theo độ cao, Khí áp thay đổi theo nhiệt độ, Khí áp thay đổi theo độ ẩm.

Bài tập 4: 

- Gió Tây Ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới. Hướng chủ yếu của gió này là hướng tây.

- Gió Mậu Dịch là gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo. Ở bán cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc, ở bán cầu Nam, gió có hướng Đông Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn, hướng gần như cố định, tính chất của gió mùa nói chung là khô.

Bài tập 5: Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, vào mùa hè ở bán cầu Bắc khu vực chí tuyến nóng nhất, do đó hình thành trung tâm áp thấp I – ran ( Nam Á). Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị chênh lệch hướng thành gió Tây Nam, mang theo nhiều hơi ẩm và mưa. Đến mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và thường xuyên di chuyển đến phía nam đến tận Trung Quốc, Hoa Kỳ…Gió thổi từ phía bắc xuống theo hướng bắc – nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc lạnh khô.

Bài tập 6: 

- Gió biển: Gió thổi từ cao áp vào tới áp thấp gọi là gió biển.

- Gió đất: Gió thổi từ áp cao tới áp thấp nên gọi là gió đất.

- Gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao l00m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là l00m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Một số khu vực ở một số châu lục có chế độ gió mùa là:

- Nam Á

- Đông Nam Á

- Đông Bắc Ô – xtrây – li – a,

- Đông Trung Quốc,

- Đông Nam Liên Bang Nga

- Đông Nam Hoa Kỳ

- Đông Phi

Bài tập 2: 

1. Hình thành: Gió biển và gió đất được hình thành ở vùng ven bờ biển.

2. Hoạt động:

- Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước ven biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp, ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành áp cao. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

- Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh, mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền, còn ở vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

Bài tập 3: Những nguyên nhân làm thay đổi khí áp:

1. Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao, không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

2. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

3. Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô, vì thế không khí nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.

Bài tập 4: Trình bày hoạt động của gió Tây Ôn đới và gió Mậu dịch.

1. Gió Tây Ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới. Hướng chủ yếu của gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là hướng Tây Nam, ở bán cầu Nam là hướng Tây Bắc).

2. Gió Mậu Dịch là gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo. Ở bán cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc, ở bán cầu Nam, gió có hướng Đông Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn, hướng gần như cố định, tính chất của gió mùa nói chung là khô.

Bài tập 5: 

1. Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, vào mùa hè ở bán cầu Bắc khu vực chí tuyến nóng nhất, do đó hình thành trung tâm áp thấp I – ran ( Nam Á). Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị chênh lệch hướng thành gió Tây Nam, mang theo nhiều hơi ẩm và mưa. 

2. Đến mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và thường xuyên di chuyển đến phía nam đến tận Trung Quốc, Hoa Kỳ…Gió thổi từ phía bắc xuống theo hướng bắc – nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc lạnh khô.

Bài tập 6: 

1. Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

2. Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền ; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

3. Gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao l00m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là l00m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, địa lí 10 bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com