[toc:ul]
Bài tập 1: Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất cho hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Bài tập 2: Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam:
“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”.
Bài tập 3: Sự thay đổi của các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?
Bài tập 4: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
Bài tập 1:
- Khu vực có mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần đó chính là khu vực nội chí tuyến.
- Khu vực có mặt trời lên thiên đỉnh một lần đó chính là khu vực hai chí tuyến.
- Khu vực không có mặt trời lên thiên đỉnh đó chính là khu vực ngoại chí tyến.
Bài tập 2: Trái đất tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh mặt trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa hai nửa bán cầu và các mùa. Do đó mới diễn ra hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn đêm dài.
Bài tập 3:
- Thiên nhiên: Làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng.
- Sản xuất: Sự thay đổi các mùa cũng khiến cho hoạt động sản xuất đặc biệt là nông nghiệp cũng có tính mùa vụ. Mỗi mùa một loại cây trồng phù hợp với đặc tính khí hậu của mùa đó.
- Đời sống con người: Do khí hậu thay đổi nên kéo theo việc con người cũng thay đổi trong sinh hoạt như ăn, mặc, ở…để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.
Bài tập 4:
- Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có hiện tượng ngày và đêm. Tuy nhiên, thời gian ngày và đêm lúc đó kéo dài trong một ngày mà độ dài ngày đêm lúc đó sẽ bằng 1 năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm).
- Trái Đất chắc chắn sẽ không thể tồn tại sự sống bởi vì: Phần ban ngày sẽ rất nóng vì bị Mặt trời đốt nóng liên tục trong vòng nửa năm, phần ban đêm sẽ rất lạnh vì trong nửa năm không được mặt trời chiếu đến nên mất nhiệt lớn.
Bài tập 1:
* Kết hợp với hình 6.1 và kiến thức đã học ta thấy:
1. Khu vực có mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần đó chính là khu vực nội chí tuyến (giữa hai chí tuyến Bắc và Nam).
2. Khu vực có mặt trời lên thiên đỉnh một lần đó chính là khu vực hai chí tuyến.
- Ở chí tuyến Bắc mặt trời lên thiên đỉnh ngày 22/6
- Ở chí tuyến Nam mặt trời lên thiên đỉnh ngày 22/12.
3. Khu vực không có mặt trời lên thiên đỉnh đó chính là khu vực ngoại chí tyến.
Bài tập 2:
“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”.
Như chúng ta đã biết, Trái đất tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh mặt trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa hai nửa bán cầu và các mùa. Do đó mới diễn ra hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn đêm dài. Cụ thể:
1. Vào ngày 22/6, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đát tại chí tuyến Bắc (23°27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
2. Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23°27’N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.
Bài tập 3: Sự thay đổi của các mùa đã có những tác động đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người. Cụ thể như sau:
1. Tác động đến thiên nhiên: Làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối ngả vàng; mùa đông lạnh giá cây cối trơ trụi; mùa xuân ấm áp cây đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào cây cối xanh tươi…)
2. Tác động đến sản xuất: Sự thay đổi các mùa cũng khiến cho hoạt động sản xuất đặc biệt là nông nghiệp cũng có tính mùa vụ. Mỗi mùa một loại cây trồng phù hợp với đặc tính khí hậu của mùa đó.
3. Tác động đến đời sống con người: Do khí hậu thay đổi nên kéo theo việc con người cũng thay đổi trong sinh hoạt như ăn, mặc, ở…để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.
Bài tập 4:
1. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có hiện tượng ngày và đêm. Tuy nhiên, thời gian ngày và đêm lúc đó kéo dài trong một ngày mà độ dài ngày đêm lúc đó sẽ bằng 1 năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm).
2. Với thời gian như vậy Trái Đất chắc chắn sẽ không thể tồn tại sự sống bởi vì: Phần ban ngày sẽ rất nóng vì bị Mặt trời đốt nóng liên tục trong vòng nửa năm, phần ban đêm sẽ rất lạnh vì trong nửa năm không được mặt trời chiếu đến nên mất nhiệt lớn.