Soạn địa lý 10 bài 8 trang 29 cực chất

Địa lý 10 bài 8 trang 29 cực chất. Bài học: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn?

Bài tập 2: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Bài tập 3: Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Trong quá trình dịch chuyển các mảng có nhiều kiểu tiếp xúc và khi mà hai mảng xô vào nhau thì chỗ tiếp xúc của các mảng đất đá bị dồn ép lại nhô lên hình thành cá dãy núi uốn nếp.

Bài tập 2: 

- Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất

Bài tập 3: Trình bày:

* Vận động theo phương thẳng đứng: Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái đất theo phương thẳng đứng trên một diện tích rộng lớn, Do sự dịch chuyển của Manti, Tạo ra biển tiến, biển thoái

* Vận động theo phương nằm ngang: Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn gây ra hiện tượng uốn nếp, tách giãn.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

1. Trong quá trình dịch chuyển các mảng có nhiều kiểu tiếp xúc và khi mà hai mảng xô vào nhau thì chỗ tiếp xúc của các mảng đất đá bị dồn ép lại nhô lên hình thành cá dãy núi uốn nếp.

2. Ví dụ: các vực sâu các đảo núi lửa kèm theo động đât núi lửa như sự xô vào của mảng Bắc Mĩ và Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây Châu Mĩ.

Bài tập 2: 

- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học,…

Bài tập 3: 

1. Vận động theo phương thẳng đứng

- Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái đất theo phương thẳng đứng trên một diện tích rộng lớn.

- Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển của Manti

- Kết quả: Tạo ra biển tiến, biển thoái

2.Vận động theo phương nằm ngang

Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn gây ra hiện tượng uốn nếp, tách giãn.

- Hiện tượng uốn nếp:

1. Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp

2. Nguyên nhân: Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở nơi đá cao mềm có độ dẻo cao.

3. Kết quả: Cường độ yếu tạo thành nếp uốn. Cường độ mạnh tạo thành uốn nếp.

- Hiện tượng đứt gãy:

1. Là lớp đất đá bị đứt gãu dịch chuyển ngược nhau

2. Nguyên nhân: Nơi đá có độ cứng cao, các lớp đá bị thay đổi về tính chất liên tục.

3. Kết quả: Cường độ yếu tạo thành đứt gãy. Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất, địa lí 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất, bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com