Soạn địa lý 10 bài 15 trang 56 cực chất

Địa lý 10 bài 15 trang 56 cực chất. Bài học: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 56 sgk Địa lí 10

Dựa vào hình 15, hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất?

Trang 57 sgk Địa lí 10

Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa?

Trang 57 sgk Địa lí 10

Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh?

Trang 57 sgk Địa lí 10

Ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở đó?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 58 sgk Địa lí 10

Dựa vào hình 15 hãy chứng minh rằng: nước trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành một đường vòng khép kín.

Bài tập 2: Trang 58 sgk Địa lí 10

Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 56 sgk Địa lí 10

- Vòng tuần hoàn của nước là: Vòng tuần hoàn nước nhỏ, Vòng tuần hoàn nước lớn

Trang 57 sgk Địa lí 10

 Ví dụ: 

- Ở khu vực xích đạo có mưa nhiều, mưa quanh năm nên mực nước sông đầy quanh năm.

- Ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nếu mùa mưa, mưa nhiều mực nước sông đầy. Nếu mùa khô mưa ít, mực nước sông cạn.

Trang 57 sgk Địa lí 10

- Mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh vì:  miền Trung địa hình ngắn dốc lại ăn sát ra biển nên những dòng sông ở đây có dòng chảy mạnh.

Trang 57 sgk Địa lí 10

- Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ được trồng ở những vùng núi cao, nơi thượng nguồn của các con sông để điều hòa dòng chảy. 

- Vì:  mưa rơi xuống mặt đất, len lỏi  thấm vào đất tạo thành mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

- Với vòng tuần hoàn nhỏ: nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa tại chỗ, rồi bốc hơi,…

- Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển, đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, theo gió thổi vào lục đại gây mưa, nước mưa theo sông suối và dòng chảy ngầm về đại dương rồi bốc hơi,…

=> Vòng tuần hoàn khép kín.

Bài tập 2: Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng  của các nhân tố: địa thế, thực vậ, hồ, đầm.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang 56 sgk Địa lí 10

Vòng tuần hoàn của nước là:

1. Vòng tuần hoàn nước nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.

2. Vòng tuần hoàn nước lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.

Trang 57 sgk Địa lí 10

- Chế độ nước sông tùy thuộc vào chế độ mưa của từng khu vực mà dòng sông đó chảy qua.

- Ví dụ:

1. Ở khu vực xích đạo có mưa nhiều, mưa quanh năm nên mực nước sông đầy quanh năm.

2. Ở khu vực nhiệt đới gió mùa có một mùa khô và một mùa mưa, mực nước sẽ phụ thuộc vào từng mùa. Nếu mùa mưa, mưa nhiều mực nước sông đầy. Nếu mùa khô mưa ít, mực nước sông cạn.

Trang 57 sgk Địa lí 10

1. Như chúng ta đã biết, địa hình là một trong những nhân tố tác động đến chế độ nước sông.

2. Ở miền Trung địa hình ngắn dốc lại ăn sát ra biển nên những dòng sông ở đây có dòng chảy mạnh. 

3. Hơn nữa, ở khu vực này, mưa thường tập trung , mưa với lượng nước lớn trong thời gian ngắn nên lũ lên nhanh.

Trang 57 sgk Địa lí 10

1. Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ được trồng ở những vùng núi cao, nơi thượng nguồn của các con sông để điều hòa dòng chảy. Có nghĩa là khi mưa rơi xuống mặt đất, một lượng nước lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại rơi xuống đất bị lớp thảm thực vật giữ lại, một phần ít len lỏi  thấm vào đất tạo thành mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy.

2. Còn nếu không có rừng thì một lượng nước lớn sẽ đổ xuống sông khiến dòng chảy dâng lên đột ngột dễ gây lũ lụt. Mưa nhiều làm đất bị sụt lở, lũ quét…

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

Trên Trái đất, nước tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn khác nhau, đó là vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

1. Với vòng tuần hoàn nhỏ: nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa tại chỗ, rồi bốc hơi,…

2. Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển, đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, theo gió thổi vào lục đại gây mưa, nước mưa theo sông suối và dòng chảy ngầm về đại dương rồi bốc hơi,…

3. Tuy nhiên, các vòng tuần hoàn mà nước tham gia đều là những vòng tuần hoàn khép kín.

4. Vì vậy, người ta nói rằng nước trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành một đường vòng khép kín.

Bài tập 2: 

Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng  của các nhân tố:

1. Thứ nhất là địa thế: Nơi địa hình dốc nước chảy mạnh lũ lên nhanh. Nợi địa hình bằng phẳng nước chảy chẩm, lũ lên chậm nhưng kéo dài.

2. Thứ hai là thực vật: Thực vật giúp điều hòa dòng chảy, làm giảm lũ lụt

3. Cuối cùng là hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên chảy vào hồ đầm. Khi nước sông xuống, nước hồ đầm chảy ra sông cho đỡ cạn.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất, địa lí 10 bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net