Hoa Kỳ là đất nước rộng lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và xã hội, được mệnh danh là "đất nước của những người nhập cư". Vậy những điều kiện về tự nhiên và dân cư đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hoa Kỳ?
Hướng dẫn trả lời:
- Vị trí địa lý giúp cho Hoa Kỳ có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới. Với vị trí tiếp giáp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp cho Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, do tiếp giáp với đại dương nên Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão.
- Điều kiện tự nhiên tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp Hoa Kỳ phát triển tổng hợp các ngành kinh tế.
- Dân cư tạo ra nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là tỷ lệ người nhập cư cao, tạo nên nguồn lao động tri thức thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 16.1, hãy:
- Cho biết Hoa Kỳ tiếp giáp các đại dương, vịnh biển và quốc gia nào
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kỳ
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ giáp với 2 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương; vịnh Mê-hi-cô, tiếp giáp với Ca-na-đa ở phía bắc, khu vực Mỹ La-tinh ở phía nam.
- Đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kỳ:
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ:
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 16.1, hãy:
- Trình bày về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ:
1. Địa hình, đất
- Phần lãnh thổ Hoa Kỳ nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ có dịa hình da dạng, được phân ra thành các khu vực:
- Bán đảo A-lát-Xca có địa hình chủ yếu là núi, giữa các dãy núi là các thung lũng được băng hà bao phủ
- Quần đảo Ha-oai bao gồm chuỗi các đảo và đảo san hô hiện nay vẫn còn nhiều núi lửa hoạt động.
2. Khí hậu
- Phần lãnh thổ trung tâm Hoa Kỳ chủ yếu có khí hậu ôn đới, có sự thay đổi từ tây sang đông. Vùng ven biển phía tây có khí hậu ôn đới hãi dương, mưa nhiều. Vùng nội địa và phía đông có khí hậu ôn đới lục địa, nhiều nơi khô hạn. Vùng phía nam có khí u cận nhiệt đới, nhiệt độ khá cao, Vùng phía bắc có khí hậu ôn đới lạnh, nhiệt độ thấp, mùa đông có nhiều băng tuyết. Sự phân hoá khí hậu giữa các vùng lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng các sản phẩm nông nghiệp.
- Bán đảo A-lát-xca có khí hậu cận cực (mùa đông nhiệt độ xuống tới - 30 °C) và ôn đới hải dương. Quần đảo Ha-oai nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
3. Sông hồ
Hoa Kỳ có nhiều sông lớn như: sông Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cô-lô-ra-đô, Cô-lum-bi-a.... Các sông đã bồi đắp nên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, phì nhiêu, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. Sông còn tạo nên mạng lưới giao thông đường thuỷ quan trọng, có giá trị về thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước, nguồn lợi thuỷ sản.
Hoa Kỳ có nhiều hồ, đặc biệt là Ngũ Hỗ, bao gồm 5 hỗ ở vùng biên giới giữa Hoa Kỳ và Ca-na-đa, được nối với nhau bằng các kênh đào. Ngũ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất, góp phần điều hoà khí hậu.
4. Biển
Hoa Kỳ có vùng biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương với đường bờ biển dài khoảng 20 000 km. Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, trong đó vịnh Mê-hi-cô thuộc Thái Bình Dương là vịnh lớn và kín. Vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú, khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên), ... tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ phát triển ngành thuỷ sản, khai khoáng, giao thông hàng hải và du lịch.
5. Sinh vật
Hoa Kỳ có tài nguyên sinh vật rắt da dạng, phong phú với nhiều kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng nhiệt đới ẩm,... Rừng chiếm hơn 30 % diện tích lãnh thổ của Hoa Kỳ (năm 2020). Động vật có nhiều loài quý hiếm như: hươu đuôi trắng, gấu mèo, chuột xạ hương, chồn nâu, cáo đỏ,.... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và là tài nguyên du lịch có giá trị.
6. Khoáng sản
Hoa Kỳ có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có, một số loại có trữ lượng rất lớn như: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, đồng, chì, u-ra-ni-um,... và các loại kim loại quý hiếm. Đây là cơ sở để phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ:
1. Thuận lợi:
* Điều kiện tự nhiên:
* Phần lãnh thổ phía Tây của Hoa Kì:
- Địa hình: có các dãy núi trẻ Cooc-đi-e cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên.
- Khí hậu: đa dạng, cận nhiệt đới và ôn đới Hải Dương sâu trong nội địa là hoang mạc và bán hoang mạc.
- Đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, chì.
- Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú.
- Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
- Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.
* Phần lãnh thổ phía Đông của Hoa Kì:
- Địa hình: có dãy núi già A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000m – 1500m, sườn thoải, với nhiều thung lung rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi.
- Khí hậu: ôn đới và ôn đới Hải Dương, cận nhiệt đới ở phía nam thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả….
- Tài nguyên: khoáng sản chủ yếu là than đá, quãng sắt với trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác, thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng. Nguồn thủy năng phong phú.
* Vùng Trung tâm:
- Địa hình:
+ Phần phía tây và phía bắc có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
+ Phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn thuận lợi cho trồng trọt.
* A-la-xca:
- Là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi.
- Tài nguyên: có trữ lượng dầu mỏ, khí thiên nhiên lớn thứ hai của Hoa Kì.
* Ha - oai:
- Biển: đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi tắm –hòn đảo, các bãi tôm bãi cá phong phú, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển, có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
2. Khó khăn: điều kiện tự nhiên của Hoa Kì còn tồn tại nhiều khó khăn.
- Rừng núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.
- Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.
- Tài nguyên phân bố ở những vùng núi khó khai thác.
1. Dân cư
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 16.2, 16.3, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư của Hoa Kỳ
- Phân tích tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ
* Đặc điểm dân cư của Hoa Kỳ:
* Tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ:
2. Nhập cư và chủng tộc
Câu hỏi: Đọc thông tin hãy:
- Nêu một số đặc điểm nổi bật về nhập cư và chủng tộc của Hoa Kỳ
- Phân tích tác động của việc nhập cư và đa dạng chủng tộc đến phát triển kinh tế - xã hội.
* Một số đặc điểm nổi bật về nhập cư và chủng tộc của Hoa Kỳ:
* Tác động của việc nhập cư và đa dạng chủng tộc đến phát triển kinh tế - xã hội:
Bài tập 1: Lập bảng tóm tắt thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiện và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ
Nội dung | Thuận lợi | Khó khăn |
Địa hình, đất | Khu vực núi và cao nguyên có rừng lá rộng ôn đới thuận lợi cho phát triển rừng, đồng bằng có diện tích rộng lớn, đất ở các đồng bằng chủ yếu là đất phù sa sông, đất đen, đất đỏ nâu,... thuận lợi cho trồng ngũ cốc và các loại cây hàng năm khác. | Khu vực núi và cao nguyên do địa hình bị chia cắt nhiều nên việc giao thương, đi lại gặp nhiều khó khăn, bán đảo A-lát-xca có địa hình chủ yếu là núi, giữa các dãy núi là các thung lũng được băng hà bao phủ. Quần đảo Ha-oai bao gồm nhiều chuỗi núi lửa hoạt động |
Khí hậu | Tạo điều kiện để đa dạng các sản phẩm nông nghiệp | Vùng nội địa và phía đông, nhiều nơi khô hạn Vùng phía bắc có nhiều băng tuyết,... |
Sông, hồ | Các sông đã bồi đắp nên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, phì nhiêu, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. Sông còn tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng, có giá trị về thủy điện, du lịch, cung cấp nước, nguồn lợi thủy sản. - Ngũ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất, góp phần điều hòa khí hậu |
|
Biển | Nguồn lợi hải sản phong phú, khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên) tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ phát triển ngành thủy sản, khai khoáng, giao thông hàng hải và du lịch |
|
Sinh vật | Tài nguyên sinh vật rất đa dạng, phong phú Động vật có nhiều loài quý hiếm như: hướu đuôi trắng, gấu mèo, chuột xạ hương, chồn nâu, cáo đỏ,... là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và là tài nguyên du lịch có giá trị. |
|
Khoáng sản | Hoa Kỳ có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có, một số loại có trữ lượng rất lớn, và các kim loại quý hiếm. Đây là cơ sở để phát triển đa dạng các ngành công nghiệp. |
Bài tập 2: Tại sao dân cư Hoa Kỳ tập trung đông ở khu vực Đông Bắc? Điều này có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ?
- Dân cư Hoa Kỳ tập trung đông ở khu vực Đông Bắc vì: Vùng Đông Bắc tập trung những điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống, đi lại và phát triển sản xuất, như:
- Tác động:
Bài tập: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
3. Thu thập tư liệu và trình bày về một hoặc một số luồng nhập cư vào Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.
4. Tìm hiểu và giới thiệu về một giải thưởng Nô-ben mà người Hoa Kỳ đã đạt được.
Tham khảo: Thu thập tư liệu và trình bày về một hoặc một số luồng nhập cư vào Hoa Kỳ trong thời gian gần đây
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã chứng kiến sự di cư đa dạng và đa dạng về nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Dưới đây là một số luồng nhập cư quan trọng vào Hoa Kỳ trong thời gian gần đây:
Di cư từ các nước châu Phi: Người di cư từ các quốc gia châu Phi như Ethiopia, Nigeria, và Somalia đã tăng lên trong những năm gần đây. Họ thường tìm kiếm cơ hội kinh doanh và việc làm tại Hoa Kỳ, và đóng góp vào đa dạng văn hóa và kinh tế của quốc gia.
Di cư từ Trung Mỹ và Mexico: Vấn đề di cư từ Trung Mỹ và Mexico đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong thời gian gần đây. Các nguyên nhân chính bao gồm nạn đói, bạo lực và khủng hoảng kinh tế. Các di dân thường trốn khỏi tình hình khó khăn và tìm kiếm cơ hội mới tại Hoa Kỳ.
Di cư từ các quốc gia châu Á: Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines cũng góp phần vào luồng nhập cư vào Hoa Kỳ. Người di cư từ các quốc gia này thường tìm kiếm cơ hội học tập và công việc tại Hoa Kỳ, đóng góp vào sự đa dạng văn hóa và kỹ thuật của quốc gia.
Di cư từ các quốc gia Trung Đông và Châu Phi: Vấn đề di cư từ các quốc gia Trung Đông như Syria và Iraq, cũng như từ các quốc gia châu Phi như Sudan và Somalia, đã tạo ra một sự tăng trưởng đáng kể trong số lượng người di cư đến Hoa Kỳ. Những người di cư này thường trốn khỏi xung đột và khủng bố, và tìm kiếm nơi ở an toàn và cơ hội mới.
Di cư từ các quốc gia Châu Âu: Mặc dù không còn như trước đây, nhưng di cư từ các quốc gia Châu Âu như Đức, Anh và Pháp vẫn tiếp tục đóng góp vào luồng nhập cư vào Hoa Kỳ. Người di cư từ Châu Âu thường tìm kiếm cơ hội kinh doanh, học tập hoặc gia đình và tạo ra sự đa dạng văn hóa trong xã hội Hoa Kỳ.