Giải địa lí 11 cánh diều mới Bài 3 Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Giải bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế, sách cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU 

Trên thế giới có nhiều tổ chức khu vực và quốc tế ra đời vào những thời kì khác nhau với mục đích, chức năng và hoạt động khác nhau. Các tổ chức này thu hút nhiều quốc gia trên thế giới tham gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, trong bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc,...

KIẾN THỨC MỚI 

I. LIÊN HỢP QUỐC (UN)

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày về tổ chức UN.

Hướng dẫn trả lời:

Giải bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế, sách cánh diều

- Liên hợp quốc (United Nations, viết tắt là UN) ra đời vào ngày 24 - 10 - 1945. Đến năm 2020, UN có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở của UN đặt ở thành phố Niu Y-oóc (Hoa Kỳ).

- Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977.

- Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

- Hoạt động chính:

  • Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.
  • Bảo vệ người tị nạn.
  • Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
  • Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội…

II. QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày về tổ chức IMF

Hướng dẫn trả lời:

Giải bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế, sách cánh diều

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF) được thành lập vào năm 1945. Đến năm 2020, tổng số thành viên của ÌM là 190 nước. Trụ sở chính của IMF đặt ở Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ)

- Việt Nam là thành viên chính thức năm 1976.

- Mục đích: thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo.

- Hoạt động chính:

  • Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
  • Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu,…

- Biểu trưng: Biểu tượng 2 hình địa cầu thể hiện tất cả châu lục với ý nghĩa toàn cầu khá rõ ràng. Biểu tượng nhánh ô liu được xem là một biểu tượng của Hy Lạp cổ xưa và cũng được tìm thấy trong nhiều tờ tiền cổ. Nhánh ô liu trong IMF logo tượng trưng cho sức mạnh và sự bền bỉ.

III. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hãy trình bày về tổ chức WTO

Hướng dẫn trả lời:

Giải bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế, sách cánh diều

- Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization, viết tắt là WTO) ra đời tại Ma-ra-kết (Ma-rốc) vào năm 1995. Đến năm 2020, WTO có 164 quốc gia thành viên. Trụ sở WTO đặt ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Đây là tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều thành viên tham gia.

- Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007.

- Mục đích:

  • Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch;
  • Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên.

- Hoạt động chính:

  • Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO.
  • Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại.
  • Xử lí các tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia.
  • Hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển.

IV. DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày về tổ chức APEC

Hướng dẫn trả lời:

 Giải bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế, sách cánh diều

- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (The Asia - Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11-1989. Đến năm 2020, APEC có 21 thành viên. Ban Thư kí thường trực APEC đặt trụ sở tại Xin-ga-po.

- Mục đích:

  • Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên;
  • Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực.

- Hoạt động chính:

  • Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
  • Hình thành cơ chế buôn bán mở toàn cầu. APEC là một diễn đàn kinh tế mở, xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng nội dung vào vở ghi theo mẫu sau

Tên tổ chức

Năm thành lập và số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Tên tổ chức

Năm thành lập và số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Liên hợp quốc (UN)

- Năm 1945

- 193 nước thành viên.

- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia;

- Thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

- Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.

- Bảo vệ người tị nạn.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội…

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

- Năm 1945.

- 190 nước thành viên.

- Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu;

- Đảm bảo sự ổn định tài chính;

- Tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo.

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.

- Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu,…

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

- Năm 1995.

- 164 nước thành viên.

- Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch;

- Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên.

- Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO.

- Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại.

- Xử lí các tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia.

- Hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

- Năm 1989.

- 21 nước thành viên

- Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên;

- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực

- Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

- Hình thành cơ chế buôn bán mở toàn cầu.

 

VẬN DỤNG 

Bài tập 2: Hãy thu thập và giới thiệu một số thông tin về hoạt động của Việt Nam ở Liên hợp quốc

Hướng dẫn trả lời:

- Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

- Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

- Mặt khác, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên hợp quốc. Tiêu biểu như:

+ Đề cao vai trò của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế;

+ Tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của Liên hợp quốc về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người.

+ Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu.

+ Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ Liên hợp quốc, đặc biệt được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc ở cấp độ quốc gia.

- Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc và ghi được nhiều “dấu ấn” Việt Nam tại các cơ quan như tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hội đồng Kinh tế - xã hội (ECOSOC).

=> Như vậy, trong 45 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc.

Tìm kiếm google: Giải Địa lí 11 cánh diều bài 3 Một số tổ chức khu vực và quốc tế, giải Địa lí 11 cánh diều bài 3, giải Địa lí 11 cánh diều, giải bài Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net