Giải địa lí 11 cánh diều mới Bài 17 Kinh tế Hoa Kỳ

Giải địa lí Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ, sách cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Hoa Kỳ có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới với quy mô GDP lớn, trình độ phát triển cao, các ngành kinh tế phát triển mạnh,... Sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu nào? Các ngành kinh tế có sự phát triển và cơ cấu kinh tế chuyển dịch như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ phát triển:

- Vị trí địa lí cách xa các trung tâm xung đột lớn nên không bị tàn phá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất bởi cả 2 cuộc Chiến tranh thế giới.

- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

- Nguồn lao động đông, có trình độ kĩ thuật, nhiều lao động có trình độ cao.

- Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; có chính sách bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng.

- Chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất; đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phát triển mạnh nền kinh tế tri thức và tham gia sớm vào quá trình toàn cầu hóa.

- Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và tăng mạnh.

  •  Sự phát triển các ngành kinh tế

- Ngành dịch vụ: chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP và thu hút lực lượng lao động đông đảo nhất năm 2020 chiếm 80,1% và hơn 80% lao động.

- Ngành công nghiệp: đóng góp 18,4% vào GDP, cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ cao.

- Ngành nông nghiệp: chiếm khoảng 1,1% GDP (2020), phát triển hàng đầu thế giới. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.

 

  •  Cơ cấu kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt đến ngưỡng giới hạn với ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất với 80,1% năm 2020, công nghiệp - xây dựng chưa đến 20 % và nông nghiệp chỉ quanh mức 1%.

KIẾN THỨC MỚI

I. NỀN KINH TẾ HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

1. Nông nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 17.1 và dựa vào các bảng 17.1, 17.2, hãy :

- Cho biết những biểu hiện để chứng tỏ Hoa Kỳ có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới? Nguyên nhân nào làm cho Hoa Kỳ có nền kinh tế hàng đầu thế giới?

-Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ.

Hướng dẫn trả lời:

Biểu hiện : GDP của Hoa Kỳ luôn ở mức cao trên thế giới, Năm 2020, GDP đạt gần 21 nghìn tỉ USD ( chiếm gần 1/4 GDP toàn thế giới). GDP bình quân đầu người đạt hơn 63000 USD (năm 2020).

Nguyên nhân làm cho Hoa Kỳ trở tành nền kinh tế hàng đầu thế giới là

- Vị trí địa lí các xa các trung tâm xung đột lớn nên không bị tàn phá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất bởi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Hoa Kỳ có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

- Nguồn lao động đông và có trình độ kĩ thuật, nhiều lao động có trình độ cao

- Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D); có chính sách bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng.

- Chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất; đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mạnh nền kinh tế tri thức và tham gia sớm vào quá trình toàn cầu hoá.

- Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và tăng mạnh.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt  đến ngưỡng giới hạn với ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nguồn GDP các ngành có sự biến động trong các nhóm  ngành trong những năm từ 2000 đến 2020:Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm trong thời gian những năm 2000-2019 từ 1,2-0,9 và chững lại năm 2020 là 1,1, Công nghiệp, xây dựng giảm từ 22,5 xuống 18,4, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm từ 3,5 xuống 0,4. Sự chuyển dịch cơ cấu với ngành dịch vụ luôn đạt ở ngưỡng cao tăng từ 72,8 đến 80,1

Đề bài:

- Đọc thông tin, hãy trình bày sự phát triển của ngành dịch vụ Hoa Kỳ.

- Xác định trên hình 17.2 một số sân bay cảng biển của Hoa Kỳ

Hướng dẫn trả lời:

Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP và thu hút lực lượng lao động đông đảo nhất của Hoa Kỳ. Năm 2020, dịch vụ chiếm 80,1 % GDP và trên 80 % lực lượng lao động xã hội. Ngành bưu chính viễn thông của Hoa Kỳ đứng hàng đầu trên thế giới và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2019, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 2,6 % GDP với hơn 79,5 triệu lượt khách đến. Nội thương và ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ, tổng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn, thị trường rộng khắp toàn cầu ( đạt khoảng 5194,7 tỉ USD năm 2020). Niu Y- óoc là trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng bậc nhất của Hoa Kỳ. Đầu tư ra nước ngoài luôn đứng hàng đầu thế giới (hơn 232 tỉ USD, năm 2020)

2. Công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Hoa Kỳ

Hướng dẫn trả lời:

Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu

- Tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm.

- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:

  • Công nghiệp chế biến.
  • Công nghiệp điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện…
  • Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành CN truyền thống tăng các ngành CN hiện đại.

- Phân bố:

  • Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
  • Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành CN hiện đại.

3. Nông nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 17.3 và dựa vào bảng 17.3, hãy:

- Xác định sự phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của Hoa Kỳ trên bản  đồ

- Trình bày tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ

Hướng dẫn trả lời:

Sự phân bố của cây trồng và vật nuôi chính trên bản đồ

- Vùng trồng ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá và chăn nuôi bò: phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam của  Trung tâm, nơi có địa hình đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

- Vùng trồng lúa mì, ngô, củ cải đường và chăn nuôi bò, lợn: phân bố ở phía Bắc vùng Trung tâm, khu vực có địa hình đồng bằng rộng lớn, khí hậu ôn đới.

- Vùng trồng lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới: phân bố ở ven biển phía Đông Nam, khu vực vịnh Mê-hi-cô.

- Vùng trồng cây ăn quả và rau xanh: phân bố ven biển phía Đông Bắc và khu vực Ngũ Hồ.

- Vùng trồng lúa mì và chăn nuôi bò: phân bố ở trên khu vực núi già A-pa-lat.

- Vùng lâm nghiệp phân bố thành vùng rộng lớn ở phía Tây lãnh thổ (khu vực đồi núi Cooc-đi-e),  bán đảo Alatxca và phần phía Bắc dãy A-pa-lat.

Hoa Kỳ có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới ( đạt 143,2 tỉ USD, năm 2020)

III. SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ KINH TẾ

Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy kể tên các vùng của Hoa Kỳ và trình bày đặc điểm kinh tế nổi bật của mỗi vùng

Hướng dẫn trả lời: 

Có 4 vùng: Vùng Đông Bắc, Vùng Trung Tây, Vùng Nam, Vùng Tây

Đặc điểm kinh tế nổi bật

           Vùng    Đặc điểmVùng Đông BắcVùng Trung TâyVùng NamVùng Tây
Công nghiệpCác ngành dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, đóng tàu, ô tôCông nghiệp chế biến và công nghiệp khai khoángNgành khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ và điện tửCác ngành điện tử, công nghệ thông tin hàng không vũ trụ, hoá chất, khai khoáng thuỷ điện, điện hạt nhân
Nông nghiệpPhát triển mạnh lâm nghiệp, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôiTrồng rau xanh và chăn nuôi bò sữa, trồng ngô và lúa mìSản xuất nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới Trồng ngô, đậu tương, lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc
Trung tâm KT lớnNiu Y-ooc, Bô-xtơn, Pít-xbócSi-ca-gô, Đi-tơ-roi, Mi-nê-a-pô-lítHiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Đa-lát, Át-lan-Ta, Mem-phítLốt-An-Giơ-Lét, Xan Phran-Xi-Xcô

LUYỆN TẬP

 

Bài tập 1: Nêu một số biểu hiện chứng tỏ Hoa Kỳ có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

Biểu hiện chứng tỏ Hoa Kỳ có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới:

  • Khai thác dầu mỏ đứng đầu thế giới
  • Sản xuất điện nguyên tử đứng hàng đầu thế giới, năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển đặc biệt là năng lượng mặt trời.
  • Công nghiệp điện tử - tin học phát triển mạnh với các sản phẩm như chất bán dẫn, bộ vi mạch, thiết bị mát tính đứng thứ hai thế giới.
  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sản phẩm đa dạng, đứng hàng đầu thế giới với lực lượng lao động tay nghề cao, đạt giá trị sản xuất lớn, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi.
  • Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực: tên lửa, vệ tinh

Bài tập 2: Trình bày tóm tắt sự phát triển ngành dịch vụ của Hoa Kỳ.

Hướng dẫn trả lời:

Sự phát triển của ngành dịch vụ:

  • Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP và thu hút lực lượng lao động đông đảo nhất năm 2020 chiếm 80,1% và hơn 80% lao động.
  • Hệ thống giao thông vận tải hiện đại bậc nhất thế giới và trải rộng trên khắp lãnh thổ với đầy đủ các loại hình.
  • Ngành bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đứng hàng đầu thế giới và phát triển với tốc độ nhanh. Có nhiều vệ tinh nhất thế giới và đã thiết lập hệ thống định vị toàn cầu cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước.
  • Du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, tổng doanh thu du lịch đạt 2,6% GDP với hơn 79,5 triệu lượt khách đến.
  • Là cường quốc về ngoại thương, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn, thị trường rộng khắp toàn cầu (đạt 5194,7 tỉ USD năm 2020).
  • Thị trường tài chính thuộc hàng lớn nhất và có sức ảnh hưởng toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài luôn đứng hàng đầu thế giới.

VẬN DỤNG

Bài tập 3: Hãy tìm hiểu và cho biết hiện nay Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nào với Hoa Kỳ.

Hướng dẫn trả lời:

Theo dữ liệu thương mại quốc tế, dưới đây là một số mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu với Hoa Kỳ:

Xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ:

  1. Quần áo và giày dép: Việt Nam là một trong những nhà sản xuất lớn của quần áo và giày dép, và nhiều sản phẩm này được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
  2. Đồ điện tử: Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất điện tử hàng đầu, bao gồm các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính và linh kiện điện tử.
  3. Đồ gỗ: Các sản phẩm từ gỗ như đồ nội thất và vật liệu xây dựng là một phần quan trọng của xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.
  4. Máy móc, thiết bị và linh kiện: Việt Nam cũng xuất khẩu các sản phẩm máy móc và thiết bị, bao gồm các linh kiện điện tử và thiết bị công nghiệp.

Nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam:

  1. Máy móc và thiết bị công nghiệp: Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc và thiết bị công nghiệp từ Hoa Kỳ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế.
  2. Nguyên liệu và hóa chất: Việt Nam nhập khẩu một số loại nguyên liệu và hóa chất từ Hoa Kỳ để sử dụng trong quá trình sản xuất và công nghiệp.
  3. Công nghệ thông tin: Sản phẩm công nghệ và dịch vụ liên quan như phần mềm, thiết bị viễn thông và dịch vụ truyền thông từ Hoa Kỳ cũng được nhập khẩu vào Việt Nam.
  4. Lương thực và nông sản: Một số loại lương thực và nông sản như lúa gạo, ngô và đậu nành cũng được nhập khẩu từ Hoa Kỳ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Đây chỉ là một số mặt hàng chính và không phải là toàn bộ danh sách. Việc xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra với nhiều mặt hàng khác nhau và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả hai quốc gia.

Tìm kiếm google: Giải Địa lí 11 cánh diều bài Bài 17 Kinh tế Hoa Kỳ, giải Địa lí 11 cánh diều bài 17, giải Địa lí 11 cánh diều, giải bài Kinh tế Hoa Kỳ

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com