Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia thành nhiều nhóm nước khác nhau dựa theo các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Vậy những chỉ tiêu nào được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? Các nhóm nước có sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội như thế nào? Mời các em tham khảo nội dung bài học sau:
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1 hãy:
- Phân biệt các nước phát triển (Ca-na-đa, Cộng hòa Liên bang Đức) và các nước đang phát triển (Bra-xin, In-đô-nê-xi-a) về các chỉ tiêu: GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI.
- Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.
Hướng dẫn trả lời:
Phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chỉ tiêu: GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI:
- GNI/người: nhóm nước phát triển có thu nhập cao, nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình đến thu nhập trung bình cao
- Cơ cấu kinh tế:
- HDI: Nhóm nước phát triển thuộc mức rất cao, nhóm nước đang phát triển thuộc mức cao
* Một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1:
1. Về kinh tế
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.2, hãy trình bày sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Hướng dẫn trả lời:
Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển:
- Về quy mô, tốc độ phát triển kinh tế:
- Về cơ cấu kinh tế:
- Về trình độ phát triển:
- Về GDP:
- Về tốc độ tăng trưởng GDP:
2. Về xã hội
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.3, hãy trình bày sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Hướng dẫn trả lời:
Sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển:
Cơ sở để so sánh | Các nước phát triển | Các quốc gia đang phát triển |
---|---|---|
Dân cư và đô thị hóa | Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, quá trình đô thị hóa diễn sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, chất lượng cuộc sống ở mức cao và rất cao. | Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao và đã có xu hướng giảm, trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng đô thị hóa khá nhanh, chất lượng cuộc sống ở mức cao và trung bình, một số nước vẫn ở mức thấp |
Giáo dục và y tế | Có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình của người dân cao | Có hệ thống giáo dục và y tế nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của nhóm người 25 tuổi trở lên tăng và tuổi thọ trung bình của người dân |
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên | thấp | cao |
Cơ cấu dân số | già | trẻ |
Tuổi thọ trung bình | cao | thấp |
Số năm đi học trung bình của người 25 tuổi trở lên | cao | thấp và có xu hướng tăng |
Tỉ lệ dân thành thị | Cao | Thấp |
Bài tập 1: Lập bảng tóm tắt sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển
Hướng dẫn trả lời:
Sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển:
Cơ sở để so sánh | Các nước đang phát triển | Các nước phát triển |
---|---|---|
Ý nghĩa | Một quốc gia có tỷ lệ công nghiệp hóa và thu nhập cá nhân hiệu quả được gọi là Quốc gia phát triển. | Quốc gia đang phát triển là quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa chậm và thu nhập bình quân đầu người thấp. |
Thất nghiệp và nghèo đói | Thấp | Cao |
Giá | Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh thấp trong khi tỷ lệ sống cao. | Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh, cùng với tỷ lệ tuổi thọ thấp. |
Điều kiện sống | Tốt | Vừa phải |
Tạo thêm doanh thu từ | Khu công nghiệp | Khu vực dịch vụ |
Sự phát triển | Tăng trưởng công nghiệp cao. | Họ dựa vào các nước phát triển để phát triển. |
Tiêu chuẩn của cuộc sống | Cao | Thấp |
Phân phối thu nhập | Công bằng | Bất bình đẳng |
Các yếu tố sản xuất | Sử dụng hiệu quả | Sử dụng không hiệu quả |
Bài tập 2: Thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau về GNI/người và HDI của ít nhất một nước phát triển và một nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Hướng dẫn trả lời:
Dưới đây là thông tin về GNI/người và HDI của một nước phát triển và một nước đang phát triển:
GNI/người: Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2021, GNI/người của Nhật Bản là khoảng 44.470 USD. Đây là một con số cao, cho thấy Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh và có thu nhập cao trên thế giới.
HDI: Theo Báo cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 2020, Nhật Bản đạt chỉ số HDI (Human Development Index) là 0,909. Điểm HDI cao cho thấy Nhật Bản có mức sống cao, chất lượng giáo dục và dịch vụ y tế tốt, và một nền kinh tế phát triển.
GNI/người: Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2021, GNI/người của Việt Nam là khoảng 2.740 USD. Đây là một con số thấp hơn so với các nước phát triển, nhưng đang có xu hướng tăng dần và phản ánh sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
HDI: Theo Báo cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 2020, Việt Nam đạt chỉ số HDI là 0,704. Điểm HDI này đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam, bao gồm giáo dục, tuổi thọ, và thu nhập.