Liên minh Châu Âu (EU) được xem như là một tổ chức liên kết khu vực lớn, tương đối chặt chẽ và thống nhất; là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn hàng đầu thế giới; có vị thế ngày càng cao và vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Vậy EU có quy mô, mục tiêu cụ thể và thể chế hoạt động như thế nào? EU có vị thế ra sao trong nền kinh tế thế giới?
Hướng dẫn trả lời:
- Quy mô của EU: tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1% diện tích và 5,7% dân số thế giới.
- Mục tiêu của EU:
- Thể chế hoạt động của EU:
- Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:
1. Quy mô
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 9.1 hãy xác định các quốc gia thuộc EU đến năm 2021
Hướng dẫn trả lời:
Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, bao gồm: Thụy Điển; Phần Lan; Ex-Tô-ni-a; Lát-vi-a; Lít-va; Đan Mạch; Ai-len; Hà Lan; Đức; Ba Lan; Bỉ; Séc; Xlô-va-ki-a; Áo; Hung-ga-ri; Pháp; I-ta-li-a; Xlô-vê-ni-a; Crô-a-ti-a; Lúc-xăm-bua; Man-ta; Ru-ma-ni; Bun-ga-ri; Hy Lạp; Bồ Đào Nha; Tây Ban Nha và Síp.
2. Mục tiêu và thể chế hoạt động
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 9..2, 9.3 hãy xác định mục tiêu và thể chế hoạt động của EU.
Hướng dẫn trả lời:
- Mục tiêu hoạt động của EU:
- Thể chế hoạt động của EU:
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 9.4 và bảng 9.2 hãy chứng minh vị thế lớn của EU trong nền kinh tế thế giới
Hướng dẫn trả lời:
- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
- EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:
- EU là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới:
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy lựa chọn và phân tích một số biểu hiện của hợp tác, liên kết trong khu vực EU
Hướng dẫn trả lời:
Tham khảo: Xây dựng thị trường chung EU thống nhất, bền vững.
- EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó các hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn, con người được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
- Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Bài tập 1: Việc thiết lập thị trường chung Châu Âu và sử dụng đồng tiền Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của EU?
Hướng dẫn trả lời:
- Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Đồng Ơ-rô là một trong những đồng tiền có giá trị ổn định, là hạt nhân và động lực của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa của EU. Đồng Ơ-rô góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan và có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính.
Bài tập 2: Dựa vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng xuất khẩu của EU và các trung tâm kinh tế lớn so với thế giới năm 2020. Rút ra nhận xét.
Hướng dẫn trả lời:
- Biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung EU chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, cao hơn các trung tâm kinh tế khác, cụ thể:
Bài tập 3: Tìm kiếm thông tin trên internet và các nguồn tư liệu khác về một trong các vấn đề của EU (tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, sử dụng chung đồng Ơ-rô, tự do tiền vốn, hợp tác sản xuất,..) Hãy viết một đoạn văn ngắn (10- 15) dòng để giới thiệu về vấn đề đó.
Hướng dẫn trả lời:
Tự do di chuyển là một trong những nguyên tắc cơ bản của Liên minh Châu Âu (EU) và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một thị trường lao động chung và tạo cơ hội cho công dân di chuyển và làm việc trong các quốc gia thành viên khác nhau. Với tự do di chuyển, công dân EU có quyền di chuyển, sinh sống và làm việc trong bất kỳ quốc gia thành viên nào mà không cần giấy phép lao động hay hạn chế đặc biệt. Điều này mở ra cơ hội lớn cho công dân EU tìm kiếm việc làm, học tập và trải nghiệm văn hóa trong một môi trường đa dạng. Tự do di chuyển cũng giúp thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia thành viên, góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng của khu vực. Tuy nhiên, vấn đề tự do di chuyển cũng đặt ra những thách thức, bao gồm việc quản lý di cư, bảo vệ quyền lợi của công nhân và xây dựng một sự công bằng và cân đối trong thị trường lao động chung.