Trên thế giới có nhiều tổ chức khu vực và quốc tế ra đời vào những thời kì khác nhau với mục đích, chức năng và hoạt động khác nhau. Các tổ chức này thu hút nhiều quốc gia trên thế giới tham gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, trong bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc,...
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày về tổ chức UN.
Hướng dẫn trả lời:
* Liên hợp quốc ra đời vào ngày 24 - 10 - 1945. Đến năm 2020, UN có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở của UN đặt tại New York (Hoa Kỳ).
* Mục đích của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày về tổ chức IMF
Hướng dẫn trả lời:
* Quỹ Tiền tệ Quốc tế (viết tắt IMF) được thành lập vào năm 1945.
Đến năm 2020, tổng số thành viên của IMF là 190 nước.
Trụ sở chính của IMF đặt ở Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ)
* Mục đích của IMF là thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hãy trình bày về tổ chức WTO.
Hướng dẫn trả lời:
* Tổ chức Thương mại Thế giới (viết tắt là WTO) ra đời tại Ma-ra-kết (Ma-rốc) vào năm 1995.
Đến năm 2020, WTO có 164 quốc gia thành viên.
Trụ sở WTO đặt ở Geneve (Thụy Sĩ). Đây là tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới.
* Mục đích của WTO là nhằm thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi, nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên...
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày về tổ chức APEC.
Hướng dẫn trả lời:
* Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11-1989.
Đến năm 2020, APEC có 21 thành viên. Ban Thư kí thường trực APEC đặt trụ sở tại Singapore.
* Mục đích của APEC là nhằm thúc đẩy thương mại, kinh tế và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực.
Luyện tập
Bài tập 1: Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng nội dung vào vở ghi theo mẫu sau
Tên tổ chức | Năm thành lập và số thành viên | Mục đích | Hoạt động chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn trả lời:
Tên tổ chức | Năm thành lập và số thành viên | Mục đích | Hoạt động chính |
Liên hợp quốc (UN) | 24-10-1945 193 thành viên | Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực lớn quốc tế và các mục tiêu chung | Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố, bảo vệ môi trường, ... |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) | 1945 190 thành viên | Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. | Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu... |
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) | 1995 164 thành viên | Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên | Xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO, tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại, ... |
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) | 11-1989 21 thành viên | Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên ... | Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương |
Vận dụng
Bài tập 2: Hãy thu thập và giới thiệu một số thông tin về hoạt động của Việt Nam ở Liên hợp quốc
Hướng dẫn trả lời:
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ. Quan hệ hợp tác Việt Nam - LHQ trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia- dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu.