Giải địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam - trang 133 địa lí 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Giá trị của tài nguyên sinh vật.

a. Giá trị về kinh tế

  • Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng sinh hoạt
  • Cung cấp một số loại thực phẩm, lương thực
  • Nhiều loại có khả năng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả
  • Cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các ngành thủ công nghiệp

b. Gía trị về văn hoá, du lịch

  • Sinh vật cảnh
  • Tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh
  • Nghiêm cứu khoa học

c. Môi trường sinh thái

  • Điều hoà khí hậu, tăng ôxi, làm sạch không khí
  • Giảm ô nhiễm môi trường
  • Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán
  • Ổn định độ phì của đất

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

  • Rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn rất ít, chủ yếu là rừng thưa mọc lại
  • Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp 35 – 38% diện tích đất tự nhiên
  • Chất lượng rừng giảm sút, có nhiều loại cây quý hiếm đã cạn kiệt.
  • Biện pháp khắc phục:
    • Ban hành chính sách luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
    • Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

  • Nhiều loại động vật quý hiếm bị tuyệt chủng
  • Gần 365 loài cần được bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng.
  • Biện pháp bảo vệ:
    • Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng
    • Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết.

Trả lời:

  • Một số sản phẩm lấy từ động vật rừng như: Mật ong, nọc rắn, nhung hươu, phấn hoa,….
  • Một số sản phẩm lấy từ động vật biển như: Tôm, cua, ốc, cá, mực,…

Câu 2: Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta.

Trả lời:

Hiện nay, tài nguyên rừng nước ta đang suy giảm mạnh. Nguyên nhân chính của việc suy giảm mạnh là do:

  • Khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
  • Khai thác, chặt phá rừng bừa bãi để lấy củi, lấy gôc buôn lậu.
  • Tập quán du canh, du cư, phá rừng làm rẫy, làm nhà sinh sống
  • Mở rộng diện tích đất nông nghiệp (trồng cây lâu năm ở Tây Nguyên, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long).
  • Cháy rừng (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
  • Người dân chưa nhận thức được giá trị của rừng nên chưa ý thức được trồng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí.
  • Công nghệ khai thác còn lạc hậu dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cao và gây lãng phí tài nguyên rừng.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:

  • Phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống.
  • Bảo vệ môi trường sinh thái.

Trả lời:

Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống:

  • Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…
  • Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
  • Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:

  • Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
  • Bảo vệ đất, chống xói mòn.
  • Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…
  • Giảm ô nhiễm môi trường
  • Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán

Câu 2: Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta.

  • Chiến tranh hủy diệt.
  • Khai thác quá mức phục hồi.
  • Đốt rừng làm nương rẫy.
  • Quản lí bảo vệ kém.
  • Cả bốn nguyên nhân trên.

Trả lời:

Hiện nay, nguồn tài nguyên sinh vật nước ta đang ngay càng suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân đó được xác định là do chiến tranh hủy diệt, khai thác quá mức khiến rừng khó có thể phục hồi. Bên cạnh đó, người dân còn đốt rừng để làm nương rẫy. Đồng thời, đội ngũ quản lí bảo vệ rừng nước ta còn kém….

Như vậy, đáp án đúng là cả bốn nguyên nhân trên.

Câu 3: Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy:

a. Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).

b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.

c. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.

Năm

Diện tích rừng (triệu ha)

1943

14,3

1993

8,6

2001

11,8

Trả lời:

a. Ta có công thức: Tỉ lệ che phủ rừng = (diện tích rừng/diện tích đất liền) x 100%

Với công thức này, ta có kết quả như sau:

  • Tỉ lệ che phủ rừng năm 1943 = (14,3: 33) x 100% = 43,3%
  • Tỉ lệ che phủ rừng năm 1993 = (8,6 : 33) x 100% = 26,1%
  • Tỉ lệ che phủ rừng năm 2001 = (11,8 : 33) x 100% = 35,8%

b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ

Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

c. Nhận xét:

  • Giai đoạn 1943 – 2001, diện tích rừng nước ta có nhiều biến động.
  • Giai đoạn  1943 -1993, diện tích rừng nước ta giảm mạnh từ 43,3% xuống còn 26,1%, giảm 17,2%.
  • Giai đoạn 1993 – 2001, diện tích rừng nước ta lại tăng lên và có xu hướng phục hồi, tăng từ 26,1% lên 35,8 % tăng 9,7%.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com