Giải địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á - trang 21 địa lí 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước Châu Á.

(Phần giảm tải)

2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

  • Về xã hội :
    • Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến
    • Các nước lần lượt dành được độc lập
  • Về kinh tế:
    • Kiệt quệ, thiếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, phương tiện sản xuất…
    • Đời sống nhân dân khổ cực.
  • Sau chiến tranh thế giới lần 2, nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến:
    • Có sự biến đổi mạnh trong xu hường phát triển kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, nâng cao đời sống.
    • Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng nhưng không đều giữa các nước.
    • Trình độ phát triển giữa các nước châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào bảng 7.2, em hãy cho biết:

  • Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?
  • Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các nước thu nhập thấp ở chỗ nào?

Trả lời:

  • Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất là Nhật Bản, thấp nhất là Lào, chênh nhau 105,3 lần.
  • Các nước thu nhập cao có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp, các nước thu nhập thấp có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Em hãy cho biết vì sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?

Trả lời:

Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á là bởi vì Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

Câu 2: Dựa vào bảng 7.2 SGK – trang 22, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh...

Dựa vào bảng 7.2 SGK – trang 22, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.

Trả lời:

Vẽ biểu đồ như sau:

Câu 3: Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có mức thu nhập như nhau...

Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có mức thu nhập như nhau và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

Trả lời:

  • Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a,Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan, Nê-pan, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-phu-chia, Triều Tiên, Y-ê-men.
  • Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga (Phần lãnh thổ châu Á), Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-da-ni, I-ran, Thái Lan, Xri-lan-ca, Phi-lip-pin.
  • Các nước có thu nhập trung bình trên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-xê-út, Ô-man, Ma-lay-si-a, Hàn Quốc.
  • Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, Xin-ga-po, I-xa-en, Cô-oét, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Bru-nây, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Công.

=> Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net