Giải địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Đặc điểm sông ngòi

  • Sông ngòi Châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
  • Các sông ở Châu Á phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.
    • Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
    • Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á : nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
    • Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.
  • Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế: Giao thông, thủy điện, sinh hoạt, đánh bắt, nuôi trồng…

2. Các đới cảnh quan tự nhiên

  • Cảnh quan tự nhiên Châu Á phân hóa đa dạng
    • Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
    • Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
    • Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
  • Nguyên nhân phân bố đa dạng của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu…

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.

  • Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như than, dầu mỏ, khí đốt…
  • Khó khăn: Núi cao hiểm trở, khí hậu giá lạnh – khô hạn, động đất, núi lửa, bão lũ…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

  • Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biên và đại dương nào?
  • Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?

Trả lời:

Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

  • Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.
  • Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.
  • Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.
  • Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.
  • Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

Câu 2: Dựa vào hình 1.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô–bi chảy hướng nào...

Dựa vào hình 1.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô–bi chảy hướng nàovà qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi lại có lũ băng lớn?

Trả lời:

  • Sông Ô – bi chảy theo hướng từ nam lên bắc, qua các đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới.
  • Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi có lũ băng lớn là do mùa này có băng tuyến tan.

Câu 3: Dựa vào hình 2.1 và 3-1, hãy cho biết:

  • Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80oĐ.
  • Tẽn các cảnh quan phân bố ở khu in(c khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lua đia khô hạn.

Trả lời:

  • Dọc theo kinh tuyến 80°Đ từ bắc xuống nam có các đới cảnh quan: đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.
  • Cảnh quan ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm.
  • Cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: hoang mạc và bán hoang mạc, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải, xa van và cây bụi, cảnh quan núi cao.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào hình 1.2 và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á,...

Dựa vào hình 1.2 và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng?

Trả lời:

  • Các sông lớn ở Bắc Á: Ôbi, Iênítxây, Lêna.
  • Hướng chảy từ nam lên bắc.
  • Chế độ nước: sông đóng bằng về mùa đông, lũ về mùa xuân.
  • Nguyên nhân: Đây là vùng khí hậu lạnh, về mùa đông nhiệt độ hạ thấp, sông bị đóng băng kéo dài. Đến mùa xuân, khi nhiệt độ tăng, băng tan, mực nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.

Câu 2: Dựa vào hình 3.1, hãy cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến...

Dựa vào hình 3.1, hãy cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến $40^{0}B$ và giải thích tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Trả lời:

  • Từ đông sang tây dọc theo vĩ tuyến 40°B, các cảnh quan lần lượt là: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, núi cao, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.
  • Nguyên nhân: Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp.
    • Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên.
    •  Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc.
    • Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao.
    • Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.

Câu 3: Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường...

Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á?

Trả lời:

Những thông báo về thiên tai thường xuyên ở nước ta hoặc châu Á:

  • Năm 2009 , bão Parma ở Philippines làm sạt lở đất khiến 160 người chết, nhiều tài sản khác bị vùi lấp (Vn.Express)
  • Năm 2009 , trận động đất mạnh làm rung chuyển miền Tây Indonesia làm ít nhất 200 người thiệt mạng (Vn.Express)
  • Năm 2004 , sóng thần Ấn Độ Dương cướp đi tính mạng 230 nghìn người. Ấn Độ, Thái Lan, Somali, Malaysia và Indonesia là những quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất trong thảm họa thiên nhiên này. (Baomowi.com)
  • Tận lũ lịch sử ở miền Trung nước ta năm 1999 kéo dài suốt 1 tuần lễ khiến 595 người thiệt mạng và thiệt hại nặng nề về tài sản (Vietbao.vn)
  • Ngày 26/10/ 2010, núi lửa Krakatoa hoạt động khiến hàng chục người thiệt mạng, 15.000 người dân phải đi sơ tán.(new.zing.vn)
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com