Giải toán 7 CTST bài : Bài tập cuối chương 8 trang 84

Giải bài :Bài tập cuối chương 8 trang 84 - Chương 8 - Sách chân trời sáng tạo toán 7 tập 2. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A ( $\widehat{A}$ < 90°). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H

a) Chứng minh rằng ∆ BEC = ∆ CFB

b) Chứng minh rằng ∆ AHF = ∆ AHE

c) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ba điểm A, H, I thẳng hàng

Trả lời

a)∆ ABC cân tại A => $\widehat{ABC}$ = $\widehat{ACB}$ và AB = AC

=> $\widehat{FBC}$ = $\widehat{ECB}$

BE và CF là hai đường cao của ∆ ABC

=> ∆ BEC và  ∆ CFB là 2 tam giác vuông lần lượt tại E và F

Xét 2 tam giác vuông ∆ BEC và  ∆ CFB có:

BC chung

$\widehat{FBC}$ = $\widehat{ECB}$

=> ∆ BEC = ∆ CFB

b) Có ∆ BEC = ∆ CFB

=> EC = FB 

Có AF = AB - FB

     AE= AC - EC

mà AB = AC, EC = FB

=> AF = AE

BE và CF là hai đường cao cắt nhau tại H

=> ∆ AFH và  ∆ AEH là 2 tam giác vuông lần lượt tại F và E

Xét 2 tam giác vuông ∆ AFH và  ∆ AEH  có: 

 AH chung

  AF = AE

=> ∆ AFH = ∆ AEH

c) H là giao điểm của 2 đường cao BE và CF trong tam giác ABC

=> H là trực tâm của ∆ ABC

=> AH ⊥ BC

Có I là trung điểm của BC

=> AI là đường trung tuyến của ∆ ABC

Xét  ∆ ABI và  ∆ ACI  có: 

AB = AC

AI chung 

IB = IC ( I là trung điểm của BC)

=> ∆ ABI =  ∆ ACI (c.c.C)

=> $\widehat{AIC}$ = $\widehat{AIB}$

Có $\widehat{AIC}$ + $\widehat{AIB}$ = 180°

=> 2  $\widehat{AIB}$ = 180°

=> $\widehat{AIB}$ = 90°

=> AI ⊥ BC

=> A, I, H thẳng hàng

Câu 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH. Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho H là trung điểm của AM

a) Chứng minh tam giác ABM cân

b) Chứng minh rằng ∆ ABC = ∆ MBC

Trả lời

a) Có AH là đường cao của ∆ ABC

=> AH ⊥ BC hay AM ⊥ BH

Có H là trung điểm của AM

=> BH là trung tuyến của ∆ ABM

Mà AM ⊥ BH => BH là đường cao của ∆ ABM

=> ∆ BHA và ∆ AHM là 2 tam giác vuông tại H

Xét ∆ BHA và ∆ BHM có :

  BH chung

  AH = HM

=> ∆ BHA = ∆ BHM

=> BA = BM 

=> ∆ ABM cân tại B

b) Theo a: ∆BHA = ∆BHM 

=> $\widehat{ABH}$ = $\widehat{MBH}$

hay $\widehat{ABC}$ = $\widehat{MBC}$

Xét ∆ ABC và ∆ MBC có :

  BC chung

  AB = BM

  $\widehat{ABC}$ = $\widehat{MBC}$

=> ∆ ABC = ∆ MBC ( c.g.c)

Câu 3. Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB , AC), vẽ đường cao AH. Trên tia đối của HC lấy điểm D sao cho HD = DC

a) Chứng minh AC = AD

b) Chứng minh rằng   $\widehat{ADB}$ = $\widehat{BAH}$

Trả lời

a)Ta có AH  là đường cao của ∆ ABC

=>  ∆ AHD và ∆ AHC là 2 tam giác vuông tại H

Xét ∆ AHD và ∆ AHC có :

 AH chung

 HD = HC

=> ∆ AHD và ∆ AHC 

=> AC = AD

b) ∆ ABC vuông tại A

=> $\widehat{ABC}$ + $\widehat{ACB}$= 90°

∆ ABH vuông tại H

=>  $\widehat{ABH}$ + $\widehat{HAB}$= 90°

hay  $\widehat{ABC}$ + $\widehat{HAB}$= 90°

=> $\widehat{ACB}$ = $\widehat{HAB}$

Có AC = AD => ∆ ACD cân tại A

=>  $\widehat{ACD}$ = $\widehat{ADC}$

hay $\widehat{ACB}$ = $\widehat{ADB}$

mà $\widehat{ACB}$ = $\widehat{HAB}$

=> $\widehat{ADB}$ = $\widehat{HAB}$

Câu 4. Cho tam giác vuông ABC vuông tại A ( AB < AC ). Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho BA = BN. Kẻ BE ⊥ AN ( E thuộc AN)

a) Chứng minh rằng BE là tia phân giác của góc ABN

b) Kẻ đường cao AH của tam giác ABC. Gọi K là giao điểm của AH với BE. Chứng minh rằng NK // CA

c) Đường thẳng BK cắt AC tại F. Gọi G là giao điểm của đường thẳng AB và NF. Chứng minh rằng tam giác GBC cân

Trả lời 

 

a) Xét ∆ABE và ∆NBE cùng vuông tại E có:

  AB = BN 

  BE chung

=> ∆ABE = ∆NBE (cạnh huyền và một cạnh góc vuông).

=> $\widehat{ABE}$ = $\widehat{NBE}$ 

=> BE là tia phân giác của góc ABN.

b) Xét tam giác ABN có: AH và BE là hai đường cao cắt nhau tại K

=> K là trực tâm tam giác ABN

=> NK ⊥ AB

mà AC ⊥ AB

=> NK // AC.

c) Xét ∆FBN và ∆ FBA có :

 BN = BA

 $\widehat{NBF}$ = $\widehat{ABF}$ (chứng minh trên)

 BF chung

=> ∆FBN và ∆FBA (c.g.c)

mà ∆ FBA vuông tại A

=> ∆ FBN vuông tại N

=> BN ⊥ FN hay BN ⊥ GN

=> ∆ BNG vuông tại N

Xét 2 tam giác vuông ∆BNG và ∆BAC có

  BN = BA

  $\widehat{ABN$ chung

=> ∆BNG = ∆BAC (góc nhọn và một cạnh góc vuông)

=> BG = BC

=> ∆ BCG cân tại B.

Câu 5. Cho tam giác ABC nhọn ( AB < AC), vẽ đường cao AH . Đường trung trực của cạnh BC cắt AC tại M, cắt BC tại N

a) Chứng minh rằng  $\widehat{BMN}$ = $\widehat{HAC}$

b) Kẻ MI ⊥ AH ( I thuộc AH), gọi K là giao điểm của AH với bM. Chứng minh rằng I là trung điểm của AK

Trả lời

a) M, N thuộc đường trung trực của BC

=> MB = MC, NB = NC

=> ∆ MBC cân tại M, N là trung điểm của BC

=> MN là đường trung tuyến của ∆ MBC cân tại M

Xét ∆ MBN  và ∆ MCN có :

MB = MC

BN = NC

MN chung

=> ∆ MBN  = ∆ MCN ( c.c.c)

=> $\widehat{BMN}$ = $\widehat{CMN}$

∆ AHC vuông góc tại H

=> $\widehat{HAC}$ + $\widehat{HCA}$ = 90°

hay $\widehat{MCN}$ + $\widehat{HAC}$ = 90° (1)

∆ MNC vuông góc tại N ( MN là đường trung trực của BC )

=>  $\widehat{MCN}$ + $\widehat{NMC}$ = 90°

mà  $\widehat{BMN}$ = $\widehat{CMN}$

=> $\widehat{MCN}$ +$\widehat{HAC}$ = 90° (2)

Từ (1) và (2) ta có : $\widehat{HAC}$ = $\widehat{BMN}$

b) Kẻ MI ⊥ AH

        AH ⊥ BC

=> IM // BC

=> $\widehat{IMB}$ = $\widehat{MBC}$ ( 2 góc so le trong )

      $\widehat{AMI}$ = $\widehat{MCB}$ ( 2 góc đồng vị )

∆ MBC cân tại M

=>  $\widehat{MBC}$  =  $\widehat{MBC}$ 

=> $\widehat{IMB}$ =    $\widehat{AMI}$ 

hay $\widehat{IMK}$ =    $\widehat{AMI}$ 

 MI ⊥ AH

=> ∆ MIK và ∆ MIA là 2 tam giác vuông tại I

Xét 2 tam giác vuông ∆ MIK và ∆ MIA có :

MI chung

$\widehat{IMK}$ =    $\widehat{AMI}$ 

=> ∆ MIK = ∆ MIA

=> IK = IA

=> I là trung điểm của AK

Câu 6. Cho tam giác nhọn MNP. Các trung tuyến ME và NF cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia FN lấy điểm D sao cho FN = FD

a) Chứng minh rằng ∆ MFN = ∆ PFD

b) Trên đoạn thẳng FD lấy điểm H sao cho F là trung điểm của HG. Gọi K là trung điểm của PD. Chứng minh rằng 3 điểm M, H, K thẳng hàng

Trả lời

a) ME, NF là trung tuyến của ∆ MNP

=> E là trung điểm của PN, F là trung điểm của PM

Xét ∆ MFN và  ∆ PFD có

FN = FD

FM = FP ( F là trung điểm của PM)

$\widehat{MFN}$ =  $\widehat{PFD}$ ( 2 góc đối đỉnh)

=>  ∆ MFN = ∆ PFD

b) Trong ∆ MNP các trung tuyến ME và NF cắt nhau tại G

=> G là trọng tâm của ∆ MNP

=> FG = $\frac{1}{3}$ FN

mà FG = FH ( F là trung điểm của HG)

    FN = FD

=> FH = $\frac{1}{3}$ FD

mà H thuộc FD

    FD là đường trung tuyến của  ∆ PDM

=> H là trọng tâm của ∆ PDM (1)

K là trung điểm của PD

=> MK là đường trung tuyến của ∆ PDM (2)

Từ (1) và (2)

=> M, H, K thẳng hàng

Câu 7: Cho tam giác ABC vuông tại A có  AB = $\frac{1}{2}$ AC, AD là tia phân giác của $\widehat{BAC}$ ( D thuộc BC). Gọi E là trung điểm của AC

a) Chứng minh rằng DE = DB

b) AB cắt DE tại K. Chứng minh rằng tam giác DCK cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK

c) AD cắt CK tại H. Chứng minh rằng AH ⊥ CK

Trả lời

a) Xét ∆ ABD và  ∆ AED có

AD chung

AB = AE 

$\widehat{BAD}$ =    $\widehat{EAD}$ ( AD là đường phân giác)

=> ∆ ABD =  ∆ AED (c.g.c)

=> BD = ED

b)∆ ABD =  ∆ AED 

=> $\widehat{DBA}$ =    $\widehat{DEA}$ 

hay  $\widehat{CBA}$ =    $\widehat{KEA}$ 

Ta có:

$\widehat{DBK}$ + $\widehat{DBA}$ = 180°

$\widehat{DEA}$ + $\widehat{DEC}$ = 180°

=> $\widehat{DBK}$ = $\widehat{DEC}$

Xét ∆ CDE và  ∆ KDB có

DE = DB

 $\widehat{KDB}$ =    $\widehat{CDE}$ ( 2 góc đối đỉnh)

$\widehat{DBK}$ = $\widehat{DEC}$

=>  ∆ CDE =  ∆ KDB (g.c.g)

=> DC = DK

=>∆ DCK cân tại D

∆ CDE =  ∆ KDB

=> EC = KB

mà E là trung điểm của AC

=> EC = $\frac{1}{2}$ AC

mà AB = $\frac{1}{2}$ AC

=> EC = AB

=> KB = AB

mà K thuộc AB

=> B là trung điểm của AK

c) B là trung điểm của AK

=>AB = $\frac{1}{2}$ AK

mà AB = $\frac{1}{2}$ AC

=> AK = AC

Xét ∆ KAH và  ∆ CAH có:

AK = AC

 $\widehat{KAH}$ = $\widehat{CAH}$ ( AH là đường phân giác)

AH chung

=> ∆ KAH =  ∆ CAH ( c.g.c)

=> $\widehat{AHK}$ = $\widehat{AHC}$ 

mà $\widehat{AHK}$ + $\widehat{AHC}$ = 180°

=> 2 $\widehat{AHC}$ =  180°

=> $\widehat{AHC}$ =  90°

=> AH ⊥ HC hay AH ⊥ CK

Câu 8: Ở hình 1, cho biết AE = AF và $\widehat{ABC}$ =  $\widehat{ACB}$. Chứng minh rằng AH là đường trung trực của BC

Trả lời

$\widehat{ABC}$ =  $\widehat{ACB}$

=> ∆ ABC cân tại A

=> AB = AC

=> A thuộc đường trung trực của BC (1)

Ta có: FC = AC - AF

           EB = AB -  AE

Mà AB = AC, AE= AF

=> FC = CB

Xét ∆ FCB và  ∆ EBC có

BC chung

FC = CB

$\widehat{FCB}$ =  $\widehat{EBC}$

=> ∆ FCB =  ∆ ECB ( c.g.c)

=> $\widehat{FBC}$ =  $\widehat{ECB}$

hay $\widehat{HBC}$ =  $\widehat{HCB}$

=> ∆ HCB cân tại H

=> HC = HB 

=> H thuộc đường trung trực của BC (2)

Từ (1) và (2) => AH là đường trung trực của BC

Câu 9 . Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc C cắt AB tại M. Từ B kẻ BH vuông góc với đường thẳng CM ( H thuộc CM ). Trên tia đối của HC lấy điểm E sao cho HE = HM

a) Chứng minh rằng tam giác MBE cân

b) Chứng minh rằng $\widehat{EBH}$ =  $\widehat{ACM}$

c) Chứng minh rằng EB ⊥ BC

Trả lời

a) BH ⊥ CM

=> ∆ BHM và  ∆ BHE là 2 tam giác vuông tại H

Xét 2 tam giác vuông  ∆ BHM và  ∆ BHE có: 

BH chung

HM = HE

=> ∆ BHM =  ∆ BHE

=> MB = BE

=> ∆ MBE cân tại B

b)  Có ∆ CAM vuông tại A

=> $\widehat{MCA}$ + $\widehat{CMA}$ = 90°

mà $\widehat{HMB}$ =  $\widehat{CMA}$ ( 2 góc đối đỉnh )

=> $\widehat{MCA}$+ $\widehat{HMB}$ = 90°

Có ∆ BHE vuông tại H

=> $\widehat{HBE}$ + $\widehat{BEH}$ = 90°

mà $\widehat{HMB}$ = $\widehat{BEH}$ ( ∆ MBE cân tại B)

=> $\widehat{ACM}$ = $\widehat{HBE}$

c)∆ BHM =  ∆ BHE

=>  $\widehat{HBM}$ = $\widehat{HBE}$

Có  $\widehat{HBM}$ + $\widehat{HBE}$ = $\widehat{MBE}$

=> 2$\widehat{HBM}$ = $\widehat{MBE}$

CM là đường phân giác của $\widehat{ACB}$

=> $\widehat{ACM}$ = $\widehat{MCB}$ =  $\frac{1}{2}$ $\widehat{ACB}$

Có ∆ ABC vuông tại A

=>  $\widehat{ACB}$ + $\widehat{ABC}$ = 90°

=> 2  $\widehat{ACM}$ + $\widehat{MBC}$ = 90°

=> 2  $\widehat{HBE}$ + $\widehat{MBC}$ = 90°

Mà 2$\widehat{HBM}$ = $\widehat{MBE}$

=> $\widehat{MBE}$ + $\widehat{MBC}$ = 90°

=>  $\widehat{EBC}$ = 90°

=> EB ⊥ BC

Câu 10. Trên đường thẳng a lấy 3 điểm phân biệt I, J, K ( J ở giữa I và K). Kẻ đường thẳng b vuông góc với a tại J, trên b lấy điểm M khác điểm J. Đường thẳng qua I vuông góc với MK cắt b tại N. Chứng minh rằng KN vuông góc với MI.

Trả lời

Ta có đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a tại J

=> MJ ⊥ IK

=> MJ là đường cao của ∆ IMK

IN ⊥ MK => IN là đường cao của ∆ IMK

Trong  ∆ IMK có: 

MJ, IN là 2 đường cao giao nhau tại N

=> N là trực tâm của ∆ IMK 

=> KN ⊥ MI

Tìm kiếm google: giải toán 7 sách mới, giải toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo, giải sách CTST toán 7 tập 2, giải bài :Bài tập cuối chương 8 trang 84 - chương 8 toán 7 tập 2 CTST, giải bài Bài tập cuối chương 8

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com