Giải toán 7 CTST bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

Giải bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương - Chương 3 - Sách chân trời sáng tạo toán 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

1. Hình hộp chữ nhật

HĐKP1. Hình nào dưới đây có 6 mặt đều là hình chữ nhật?

Giải toán 7 CTST bài 1: Hình hộp  chữ nhật - Hình lập phương

Trả lời:

Hình b là hình có 6 mặt đều là hình chữ nhật

Thực hành 1: 

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:

  • Nêu các góc ở đỉnh F.
  • Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.
  • Đường chéo chưa được vẽ là đường nào?

Trả lời:

  • Các góc ở đỉnh F là: góc BFE, góc BFG, góc EFG
  • Các đường chéo được vẽ trong hình là: BH, AG, CE.
  • Đường chéo chưa được vẽ là: DF

Thực hành 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH (Hình 4) có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tìm độ dài các cạnh AB, FG, AE.

Giải toán 7 CTST bài 1: Hình hộp  chữ nhật - Hình lập phương

Trả lời:

Có:

  • AB = DC = EF = HG, mà DC = 5 cm => AB = 5 cm
  • AD = BC = FG = EH, mà AD = 8 cm => FG = 8 cm
  • AE = FB = DH = CG, mà DH = 6,5 cm => AE = 6,5 cm

 

2. Hình lập phương

HĐKP2. Vật nào sau đây có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông?

Giải toán 7 CTST bài 1: Hình hộp  chữ nhật - Hình lập phương

Trả lời:

Vật b có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.

Thực hành 3. Quan sát hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ có: AB = 5 cm (Hình 8)

  • Tìm độ dài các cạnh BC, CC’
  • Nêu các góc ở đỉnh C
  • Nêu các đường chéo chưa được vẽ.

Trả lời:

  • Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau, ta có: AB = BC = CD = AD = AA’ = BB’ = CC’ = DD’ = A’B’ = B’C’ = C’D’ = D’A’

Mà AB = 5 cm

=> BC = CC’ = 5cm

  • Các góc ở đỉnh C là: góc BCD, góc BCC’, góc DCC’
  • Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’ , A’C

Vận dụng:

Trong hai tấm bìa ở Hình 9, tấm nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?

Trả lời:

Hình a gấp được thành hình lập phương. Vì 6 mặt của nó đều là hình vuông.

Trả lời: Câu 1. a) Các cạnh của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là: AB; BC; CD; DA; AE; BF; CG; DH; EF; FG; GH; HEĐường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là: AG; BH; CE; DFb) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBFCác góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCGc) Những cạnh bằng nhau là:AB = CD...
Trả lời: Câu 2. a) Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau => EF = FG = GH = HE = EM = HQ = FN = GP = MN = NP = PQ = QM.Mà MN = 3 cm=> EF = NF = 3 cmb) Các đường chéo của hình lập phương là: EP; FQ; HN; GM.
Trả lời: Câu 3. Hình a, b là hình hộp chữ nhật vì có 6 mặt đều là hình chữ nhậtHình c là hình lập phương vì có 6 mặt đều là hình vuông
Trả lời: Câu 4. Tấm bìa ở Hình 13b có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a. Vì Hình hộp chữ nhật ở hình 13a có 6 mặt hình chữ nhật bao gồm: các mặt đối diện bằng nhau, kích thước các mặt là: 4 cm x 3 cm, 3 cm x 1 cm, 4 cm x 1 cm.
Tìm kiếm google: giải toán 7 sách mới, giải toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo, giải sách CTST toán 7 tập 1, giải bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương - chương 3 toán 7 tập 1 CTST, giải bài Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com