[toc:ul]
Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Tính chất vật lí
Tính chất hoá học (Photpho có các số oxi hóa -3, 0, +3,+5 =>có cả tính khử và oxi hóa)
Ứng dụng
Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí giữa P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại ?
Những điểm khác nhau:
Điều kiện chuyển hóa: Khi đun nóng trong không khí với nhiệt độ trên 250oC , photpho đỏ chuyển thành hơi, khi làm lạnh thì hơi đó ngưng tụ lại thành photpho trắng.
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết trong các phản ứng này, P có tính khử hay tính oxi hóa:
P + O2 → P2O5
P + Cl2 → PCl3
P + S → P2S3
P + S → P2S5
P + Mg → Mg3P2
P + KClO3 → P2O5 + KCl
(1) 4P + 5O2 → 2P2O5
(2) 2P + 3Cl2 → 3PCl3
(3) 2P + 3S → P2S3
(4) 2P + 5S → P2S5
(5) 2P + 3Mg → Mg3P2
(6) 6P + 5KClO3 →3 P2O5 +5 KCl
(5): P thể hiện tính oxi hóa (P0 + 3e → P-3)
(1) (2) (3) (4) (6): P thể hiện tính khử (P0 nhường e lên P+5,P+3)
Thí nghiệm ở hình 2.13 chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Hiện tượng: Tại cùng một nhiệt độ trên lá sắt, P trắng bốc cháy, còn P đỏ không bốc cháy.
Giải thích: Do dưới tác động của nhiệt độ từ lá sắt P trắng hoạt động hóa học mạnh hơn P đỏ. Vì vậy, P trắng tác dụng với oxi không khí dễ dàng hơn, tạo thành P2O5.
PTHH: 4P + 5O2 → 2P2O5
Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho ?
Ứng dụng của photpho:
Photpho có những ứng dụng trên do photpho có tính oxi hóa, dễ dàng bốc cháy với oxi và là một trong những nguyên tố dĩnh dưỡng quan trọng của thực vật.
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.
c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Ta có: nP = 6,2/31 = 0,2 mol
a) PTHH 4P + 5O2 →(to) 2P2O5 (1)
Phản ứng 0,2 0,1
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O (2)
Phản ứng 0,1 0,4
b) Từ (1) và (2) =>nNaOH pư = 0,4 mol =>mNaOH = 0,4.40 = 16g
Khối lượng dung dịch NaOH 32,0 % đã dùng là:
mdd = $\frac{m_{ct}}{C\%}$ = 16/32% = 50,0 gam.
c) Từ phương trình (2) => nNa2HPO4 = 0,2 mol
=>mNa2HPO4 = 0,2. 142 = 28,4g
BTKL ta có: mddNa2HPO4 = mP2O5 + mddNaOH = 14,2 gam + 50,0 gam = 64,2 (g)
=> Nồng độ của dd Na2HPO4 sau phản ứng:
C% dd Na2HPO4 = (28,4/64,2) . 100% = 44,23 %