Giải hóa 11 bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 1: Sự điện li - trang 22 sách giáo khoa hóa học 11. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt hóa học 11 bài 1: Sự điện li nhé Tiêu đề: Giải hóa bài 5: Cấu hình electron nguyên tử

[toc:ul]

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Axit khi tan trong nước phân li ra ion H+

2. Bazơ khi tan trong nước phân li ra ion OH-

3. Hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ

4. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn  ra cation kim loại (hoặc cation NH4+ ) và anion  gốc axit.

Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit , thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H+ và anion gốc axit

5.Tích số ion của nước KH2O =  [H+] . [OH-] =  1,0.10-14(ở 25oC). Một cách gần đúng có thể coi giá trị tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

6.Các giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường

    • Môi trư­ờng trung tính: [H+]  = 1,0.10-7M hoặc pH = 7,00
    • Môi trư­ờng axit:   [H+]  < 1,0.10-7M hoặc pH < 7,00
    • Môi tr­ường kiềm: [H+]  > 1,0.10-7M hoặc pH > 7,00

7. Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá trị pH khác nhau.

8. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau  tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

    • Chất kết tủa
    • Chất điện li yếu
    • Chất khí

9. Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Trong phương trình ion rút gọn, người ta loại bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.

II. Giải bài tập sgk

Giải câu 1. Viết phương trình điện li ...

Viết phương trình điện li của các chất sau : K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HClO4.

Hướng dẫn giải

Các chất điện li mạnh gồm có muối, axit mạnh: K2S ,Na2HPO4 ,NaH2PO4, HClO4 

K2S      →        2K+      +          S2_

Na2HPO4          →    2Na+        +.         HPO42-

NaH2PO4        →        Na+      +          H2PO4-

HClO4     →   H+   +   ClO4-.

Các chất điện li yếu gồm axit yếu và bazơ không tan HF , HBrO ,Pb(OH)2     

HF       ⇌     H+     + F-

HBrO     ⇌     H+    + BrO-

Pb(OH)2     ⇌      Pb2+  +    2OH-   

Giải câu 2. Một dung dịch có...

Một dung dịch có [H+] = 0,01 M. Tính [OH-] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm ? Hãy cho biết màu của quỳ tím trong dung dịch này.

Hướng dẫn giải

Ta có [H+] = 1,0.10-M thì pH = -lg [H+] = 2 

Mà : [OH-] = $\frac{K_{H_{2}O}}{[H^{+}]}$ =  1,0 . 10-12 M.

=>Dung dịch có pH < 7 . Vậy dung dịch có môi trường axit và làm quỳ chuyển đỏ

Giải câu 3. Một dung dịch có pH = 9,0...

Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch. Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này.

Hướng dẫn giải

Ta có dung dịch có pH = 9,0 =>[H+] = 10-pH= 1,0. 10-9 

Mặt khác : [OH- ] = $\frac{K_{H_{2}O}}{[H^{+}]}$ = 1,0.10-14/1,0. 10-9= 1,0.10-5M.

Vậy dung dịch có môi trường kiểm. Trong dung dịch kiềm thì phenolphtalein có màu hồng. 

Giải câu 4. Viết các phương trình phân tử ...

Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

a) Na2CO3 + Ca(NO3)2

b) FeSO4 + NaOH (loãng)

c) NaHCO3 + HCI

d) NaHCO3+ NaOH

e) K2CO3+ NaCI

g) Pb(OH)2 (r) + HNO3

h) Pb(OH)2 (r) + NaOH

i) CuSO4 + Na2S

Hướng dẫn giải

a) PTHH: Na2CO3 + Ca(NO3)2 → CaCO3 + 2NaNO3    => Tạo ra kết tủa CaCO3 

=> Ion rút gọn: Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓

b) PTHH:  FeSO4 + 2NaOH (loãng) → Fe(OH)2 + Na2SO4  => Tạo ra kết tủa Fe(OH)2

=> Ion rút gọn: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

c) PTHH:  NaHCO3 + HCI → NaCl + CO2 + H2O    => Tạo ra khí CO2

=>  Ion rút gọn: HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O

d) NaHCO3+ NaOH → Na2CO3 + H2  => Tạo ra H2O

=> Ion rút gọn: HCO3- + OH-  → H2O   + CO32-

e)  K2CO3+ NaCI : không xảy ra phản ứng

g) PTHH:  Pb(OH)2 (r) + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O  => Tạo ra H2O

=>  Ion rút gọn: Pb(OH)2(r) + 2H+  → Pb2+ +  2H2O

h) PTHH:  Pb(OH)2 (r) + NaOH → Na2PbO2 + 2H2O    => Tạo ra H2O

=> Ion rút gọn: H2PbO2(r) + 2OH- → PbO22- +     2H2O   

i) PTHH: CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4    => Tạo ra kết tủa CuS

=>  Ion rút gọn: Cu2+ + S2- → CuS↓.

Giải câu 5. Phản ứng trao đổi ion...

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi

A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.

B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.

C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng

D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Giải thích: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng. (Khi kết tủa hay có khí hay tạo ra nước đều làm giảm đi nồng độ các ion )

Giải câu 6. Kết tủa CdS (hình 1,7a) được...

Kết tủa CdS (hình 1,7a) được tạo thành trong dung dịch bằng cặp chất nào dưới đây ?

Giải hóa 11 bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

A. CdCI2 + NaOH

B. Cd(NO3)2 + H2S

C. Cd(NO3)2 + HCl

D. CdCl2 + Na2SO4

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Giải thích: Kết tủa màu vàng CdS chứng tỏ trong dung dịch đầu chứa Cd2+ và S2-

PTHH: Cd(NO3)2 + H2S  → CdS↓ + 2HNO3

Ion thu gọn: Cd2+  S2- → CdS↓ (màu vàng)

Giải câu 7. Viết phương trình hoá học...

Viết phương trình hoá học (dưới dạng phân tử và ion rút gọn) của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau : Cr(OH)3 ; AI(OH)3 ; Ni(OH)2 (hình 1.7 b, c, d).

Giải hóa 11 bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hướng dẫn giải

 

  • Kết tủa Cr(OH)3  chứng tỏ trong dung dịch đầu chứa Cr3+ và OH-

Cr(NO3)3 + 3NaOH(vừa đủ) → Cr(OH)3↓ + 3NaNO3 ;

Ion thu gọn: Cr3+ + OH→ Cr(OH)2

  • Kết tủa AI(OH)3  chứng tỏ trong dung dịch đầu chứa Al3+  và  OH-

AlCl3 + 3KOH (vừa đủ) → Al(OH)3↓ + 3KCl ;

Ion thu gọn: Al3+ + OH→ Al(OH)3

  • Kết tủa Ni(OH)2 chứng tỏ trong dung dịch đầu chứa Ni2+ và OH-

Ni(NO3)+ 2NaOH  → Ni(OH)2↓+ 2NaNO3.

Ion thu gọn:  Ni2+ + OH- → Ni(OH)2

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com