Bài tập 2.1 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
Những đẳng thức nào sau đây là hằng đẳng thức?
a, $a^{2}-b^{2}=(a-b)(a+b)$
b, $3x(2x-1)=6x^{2}+3x$
c, 2(x – 1) = 4x + 3
d, (2y + 3)(y + 1) = $2y^{2}+5y+3$
Trả lời:
a) Ta có: (a – b)(a + b) = a(a + b) – b(a + b)
$=a^{2}+ab-ab-b^{2}=a^{2}-b^{2}$
Vậy đẳng thức $a^{2}-b^{2}=(a-b)(a+b)$ là hằng đẳng thức.
b) Xét đẳng thức $3x(2x-1)=6x^{2}+3x$
Khi thay x = 1 vào hai vế của đẳng thức ta thấy VT = 3 và VP = 9, do đó hai vế không bằng nhau.
=> không phải là hằng đẳng thức.
c) Xét đẳng thức 2(x – 1) = 4x + 3
Khi thay x = 0 vào hai vế của đẳng thức ta thấy VT = –2 và VP = 3, do đó hai vế không bằng nhau.
Vậy đẳng thức 2(x – 1) = 4x + 3 không phải là hằng đẳng thức.
d) Ta có: (2y + 3)(y + 1) = 2y(y + 1) + 3(y + 1)
$=2y^{2}+2y+3y+3=2y^{2}+5y+3$
=> hằng đẳng thức.
Bài tập 2.2 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
Khai triển:
a, $(3x+1)^{2}$
b, $(2y+3x)^{2}$
c, $(2x-3)^{2}$
d, $(3y-x)^{2}$
Trả lời:
a, $(3x+1)^{2}$ = $9x^{2}+6x+1$
b, $(2y+3x)^{2}$ = $4y^{2}+12xy+9x^{2}$
c, $(2x-3)^{2}$ = $4x^{2}-12x+9$
d, $(3y-x)^{2}$ = $9y^{2}-6xy+x^{2}$
Bài tập 2.3 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
Viết các biểu thức sau dưới dạng tích:
a, $4x^{2}+12x+9$
b, $16x^{2}-8xy+y^{2}$
c, $81x^{2}y^{2}-16z^{2}$
Trả lời:
a, $4x^{2}+12x+9$ = $(2x+3)^{2}$
b, $16x^{2}-8xy+y^{2}$ = 4(4x-y)^{2}$
c, $81x^{2}y^{2}-16z^{2}$ = (9xy – 4z)(9xy + 4z)
Bài tập 2.4 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
Tính nhanh:
a) 997 . 1003
b) $1004^{2}$
Trả lời:
a) 997 . 1003
= (1000 – 3)(1000 + 3)
= $1000^{2}-3^{2}$
= 1 000 000 – 9
= 999 991
b) $1004^{2}$
= $(1000+4)^{2}$
= $1000^{2}+2.1000.4+4^{2}$
= 1 000 000 + 8 000 + 16
= 1 008 016
Bài tập 2.5 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
Rút gọn biểu thức:
a) $2(x-y)(x+y)+(x+y)^{2}+(x-y)^{2}$
b) $(x-y-z)^{2}-(x-y)^{2}+2(x-y)z$
Trả lời:
a) $2(x-y)(x+y)+(x+y)^{2}+(x-y)^{2}$
= $2(x^{2}-y^{2})+x^{2}+2xy+y^{2}+x^{2}-2xy+y^{2}$
= $2x^{2}-2y^{2}+x^{2}+2xy+y^{2}+x^{2}-2xy+y^{2}$
= $4x^{2}$
b) $(x-y-z)^{2}-(x-y)^{2}+2(x-y)z$
= $((x-y)-z)^{2}-(x-y)^{2}+2(x-y)z$
= $(x-y)^{2}-2(x-y)z+z^{2}-(x-y)^{2}+2(x-y)z$
= $z^{2}$
Bài tập 2.6 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
a) Biết số tự nhiên a chia 3 dư 2. Chứng minh rằng $a^{2}$ chia 3 dư 1.
b) Biết số tự nhiên a chia 5 dư 3. Chứng minh rằng $a^{2}$ chia 5 dư 4.
Trả lời:
a) Vì a chia 3 dư 2 nên ta có thể viết a = 3n + 2, n ∈ ℕ. Ta có
$a^{2}=(3n+2)^{2}$
= $9n^{2}$ + 2.3n.2 + 4
= $9n^{2}$ + 12n + 3 + 1
= 3($3n^{2}$ + 4n + 1) + 1
Vì ($3n^{2}$ + 4n + 1) ⋮ 3 nên 3($3n^{2}$ + 4n + 1) + 1 chia 3 dư 1.
=> $a^{2}$ chia 3 dư 1.
b) Vì a chia 5 dư 3 nên ta có thể viết a = 5n + 3, n ∈ ℕ. Ta có
$a^{2}=(5n+3)^{2}$
= $25n^{2}$ + 2.5n.3 + 9
= $25n^{2}$ + 30n + 5 + 4
= 5($5n^{2}$ + 6n + 1) + 4
Vì 5($5n^{2}$ + 6n + 1) ⋮ 5 nên 5($5n^{2}$ + 6n + 1) + 4 chia 5 dư 4.
=> $a^{2}$ chia 5 dư 4
Bài tập 2.6 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
a) Biết số tự nhiên a chia 3 dư 2. Chứng minh rằng $a^{2}$ chia 3 dư 1.
b) Biết số tự nhiên a chia 5 dư 3. Chứng minh rằng $a^{2}$ chia 5 dư 4.
Trả lời:
a) Vì a chia 3 dư 2 nên ta có thể viết a = 3n + 2, n ∈ ℕ. Ta có
$a^{2}=(3n+2)^{2}$
= $9n^{2}$ + 2.3n.2 + 4
= $9n^{2}$ + 12n + 3 + 1
= 3($3n^{2}$ + 4n + 1) + 1
Vì ($3n^{2}$ + 4n + 1) ⋮ 3 nên 3($3n^{2}$ + 4n + 1) + 1 chia 3 dư 1.
=> $a^{2}$ chia 3 dư 1.
b) Vì a chia 5 dư 3 nên ta có thể viết a = 5n + 3, n ∈ ℕ. Ta có
$a^{2}=(5n+3)^{2}$
= $25n^{2}$ + 2.5n.3 + 9
= $25n^{2}$ + 30n + 5 + 4
= 5($5n^{2}$ + 6n + 1) + 4
Vì 5($5n^{2}$ + 6n + 1) ⋮ 5 nên 5($5n^{2}$ + 6n + 1) + 4 chia 5 dư 4.
=> $a^{2}$ chia 5 dư 4
Bài tập 2.7 trang 21 SBT toán 8 tập 1 kết nối:
Cho hai số a, b > 0 sao cho a > b, $a^{2}+b^{2}=8$ và ab = 2.
Hãy tính giá trị của:
a) a + b;
b) a – b.
Trả lời:
a, Ta có: $(a+b)^{2}=a^{2}+2ab+b^{2}$
Thay $a^{2}+b^{2}=8$ và ab = 2 ta có:
$(a+b)^{2}$ = 8 + 4 = 12 nên a+ b = $\sqrt{12}$ hoặc $-\sqrt{12}$
Vì a, b > 0 nên a + b > 0. Do đó a+ b = $\sqrt{12}$
b, Ta có: $(a-b)^{2}=a^{2}-2ab+b^{2}$
Thay $a^{2}+b^{2}=8$ và ab = 2 ta có:
$(a-b)^{2}$ = 8‒ 4 = 4 nên a ‒ b = 2 hoặc a ‒ b = ‒2.
Vì a, b > 0 nên a ‒ b > 0. Do đó a – b = 2.