Giải vật lí 10 bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí - sách giáo khoa vật lí 10. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 10 bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Cấu tạo chất:

1. Cấu tạo chất:

  • Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử.
  • Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại.

2. Lực tương tác phân tử:

  • Các phân tử tương tác nhau bằng lực hút và lực đẩy. Khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy lớn hơn lực hút và ngược lại. 

3. Các thể rắn, lỏng, khí:

  • Ở thể khí các phân tử ở xa nhau, lực tương tác yếu, chất khí không có thể tích và hình dạng riêng. Chất khí có thể tích chiếm toàn bộ bình chứa, có thể nén dễ dàng.
  • Ở thể rắn các phân tử ở gần nhau, lực tương tác rất mạnh, chất rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
  • Ở thể lỏng lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhở hơn thể rắn, chất lỏng có thể tích xác định và có hình dạng của phần bình chứa nó.

II. Thuyết động học phân tử chất khí:

1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí:

  • Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
  • Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
  • Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

2. Khí lí tưởng:

  • Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Tóm tắt nội dung về cấu tạo chất...

Tóm tắt nội dung về cấu tạo chất:

Bài giải:

  • Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử.
  • Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại.
  • Các phân tử tương tác nhau bằng lực hút và lực đẩy. Khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy lớn hơn lực hút và ngược lại. 

Giải câu 2: So sánh các thể khí, lỏng, rắn về...

So sánh các thể khí, lỏng, rắn về các mặt sau đây:

  • Loại phân tử;
  • Tương tác phân tử;
  • Chuyển động phân tử;

Bài giải:

  • Ở thể khí các phân tử ở xa nhau, lực tương tác yếu, chất khí không có thể tích và hình dạng riêng. Chất khí có thể tích chiếm toàn bộ bình chứa, có thể nén dễ dàng.
  • Ở thể rắn các phân tử  ở gần nhau, lực tương tác rất mạnh, chất rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
  • Ở thể lỏng lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhở hơn thể rắn, chất lỏng có  thể tích xác định có hình dạng của phần bình chứa nó.

Giải câu 3: Nêu các tính chất của chuyển động...

Nêu các tính chất của chuyển động của phân tử.

Bài giải:

  • Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
  • Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
  • Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

Giải câu 4: Định nghĩa khí lí tưởng...

Định nghĩa khí lí tưởng.

Bài giải:

Khí lí tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.

Giải câu 5: Tính chất nào sau đây không phải...

Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng lớn.

Bài giải:

Theo thuyết động học phân tử chất khí thì các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.

Chọn C

Giải câu 6: Khi khoảng cách giữa các phân tử...

Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A. chỉ có lực hút.

B. chỉ có lực đẩy.

C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

Bài giải:

Vì khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy.

Chọn C.

Giải câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là...

Tính chất nào sau đây không phải là phân tử của vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn.

B. Chuyển động không ngừng.

C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

D.Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Bài giải:

Ở thể khí lực tương tác giữa các phân tử rất yêu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

Chọn D.

Giải câu 8: Nêu ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử...

Nêu ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút, lực đẩy.

Bài giải:

  • Giữa các phân tử có tồn tại lực hút.

VD: Để 2 giọt nước tiếp xúc nhau, chúng bị lực hút vào nhau nhập thành một giọt.

  • Giữa các phân tử tồn tại lực đẩy.

VD: Xét một khối khí đựng trong xilanh có pittông đóng kín. Ta nén khí bằng cách đẩy pittông không thể đi xuống được nữa và lúc đó nếu ta bỏ tay ra thì pittông bị chất khí đẩy di chuyển ngược trở lên. Điều đó chứng tỏ khi các phân tử khí tiến sát gần nhau thì giữa chúng có xuất hiện lực đẩy.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Vật lí lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net