Giải vật lí 10 bài 39: Độ ẩm của không khí

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 39: Độ ẩm của không khí - sách giáo khoa vật lí 10. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 10 bài 39: Độ ẩm của không khí nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại

  • Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1mkhông khí. 
  • Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. Đơn vị đo của các đại lượng này đều là g/m3.

2. Độ ẩm tỉ đối

  • Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:

f=$\frac{a}{A}$.100%

  • hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:

f$\approx \frac{p}{p_{bh}}$.100%

  • Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
  • Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.

II. GIẢI BÀI TẬP

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Giải câu 1: Dựa vào bảng 39.1, hãy xác định...

Dựa vào bảng 39.1, hãy xác định độ ẩm cực đại A của không khí ở 300C.

Bài giải:

Dựa vào bảng 39.1, độ ẩm cực đại không khí ở 300C : A = 30,29 g/m3.

Giải câu 2: Với cùng độ ẩm tuyệt đối a, nếu nhiệt...

Với cùng độ ẩm tuyệt đối a, nếu nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tỉ đổi f tăng hay giảm?

Bài giải:

Do độ ẩm cực đại phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng A cũng tăng.

Ta có: f=$\frac{a}{A}$.100%

Do a không đổi, A tăng thì f giảm.

Vậy với cùng độ ẩm tuyệt đối a, nếu nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tỉ đổi f  giảm.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Giải câu 1: Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực...

Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Nói rõ đơn vị đo của các đại lượng này.

Bài giải:

  • Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1mkhông khí. 
  • Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ.
  • Đơn vị đo của các đại lượng này đều là g/m3

Giải câu 2: Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức...

Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của đại lượng này.

Bài giải:

  • Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:

f=$\frac{a}{A}$.100%

Giải câu 3: Viết công thức gần đúng của độ...

Viết công thức gần đúng của độ ẩm tỉ đối dùng trong khí tượng học.

Bài giải:

  • Độ ẩm tỉ đối dùng trong khí tượng học tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:

f$\approx \frac{p}{p_{bh}}$.100%

Giải câu 4: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu...

Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?

A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ ẩm bằng khối lượng ( tính ra kilogam ) của hơi nước có trong 1m3không khí.

B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1 cm3không khí.

C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1 m3không khí.

D. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra kilogam) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.

Bài giải:

Chọn C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1 m3 không khí.

Giải câu 5: Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào...

Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là không đúng?

A. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.

B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.

C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.

D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.

Bài giải:

Chọn A.

Giải câu 6: Ở cùng một nhiệt độ và áp suất...

Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô năng hơn hay không khí ẩm nặng hơn?  Tại sao ? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/ mol.

A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.

B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.

C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.

D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.

Bài giải:

Chọn C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.

Giải câu 7: Mặt ngoài của một cốc nước thủy tinh...

Mặt ngoài của một cốc nước thủy tinh đang đựng nước đá thường có nước đọng thành giọt và làm ướt mặt cốc. Giải thích vì sao?

Bài giải:

Lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của thành cốc thủy tinh đang đựng nước đá bị làm lạnh xuống đến nhiệt độ dưới điểm sương của nó nên hơi nước trong không khí đọng lại thành sương và giọt làm ướt mặt ngoài của thành cốc.

Giải câu 8: Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối...

Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 g/m3. Hãy xác định độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở 300C.

Bài giải:

Độ ẩm cực đại A ở 300C đúng bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng nhiệt độ này. Theo bảng 39.1, ta xác định được:

A = 30,29 g/m3.

Từ đó muốn xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở 300C bằng:

f=$\frac{a}{A}$.100% =$\frac{21,53}{30,29}\approx 71$%

Giải câu 9: Buổi sáng, nhiệt độ không khí là...

Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn ?

Bài giải:

Buổi sáng nhiệt độ không khí là t1 = 230C, độ ẩm tỉ đối là f1 = 80%.

Dựa vào bảng 39.1 ta suy ra độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ 230C là A1= 20,60 g/m3.

Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 230C là:

                      a1 = f1. A1 = 80%.20,6 = 16,48 g/m3

Buổi trưa nhiệt độ không khí là t2 = 300C và độ ẩm tỉ đối f2 = 60%.

Dựa vào bảng 39.1 ta suy ra độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ 300C là A2 = 30,29 g/m3

Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 300C là:

                      a2 = f2. A2 = 60%. 30,29 = 18,174  g/m3.

Theo trên ta thấy 1 m3 không khí buổi sáng chi chứa 16,48g hơi nước, còn buổi trưa tới 18,174 g/m3.

Như vậy không khí buổi trưa chứa nhiều hơi nước hơn so với buổi sáng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Vật lí lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com