Giải vật lí 10 bài 1: Chuyển động cơ

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 1: Chuyển động cơ - sách giáo khoa vật lí 10. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 10 bài 1: Chuyển động cơ nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Những khái niệm cơ bản

Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

Chất điểm: là vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

Quỹ đạo chuyển động: là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động.

Vật mốc: vật mà ta chọn để xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một thước đo chiều dài từ vật làm mốc đến vật.

Hệ tọa độ: hệ trục tọa độ vuông góc mà ta chọn để xác định được chính xác vị trí của vật trong không gian, hệ tọa độ luôn gắn với vật mốc.

Mốc thời gian: là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian.

II. Hệ quy chiếu

Để xác định chính xác vị trí vật trong không gian và thời gian, ta cần chọn hệ quy chiếu.

Hệ quy chiếu gồm:

  • Vật mốc
  • Hệ tọa độ gắn với vật mốc.
  • Mốc thời gian và đồng hồ.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Chất điểm là gì?...

Chất điểm là gì?

Bài giải:

Chất điểm: là vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

Giải câu 2: Nêu cách xác định vị trí của một ô tô...

Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên một quốc lộ.

Bài giải:

Để xác định vị trí ô tô trên quốc lộ, ta cần chọn một vật làm mốc như cái cây bên đường, cột mốc....

Giải câu 3: Nêu cách xác định vị trí của một vật...

Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng.

Bài giải:

Để xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng, ta cần chọn một hệ trục tọa độ gắn với vật mốc.

Giải câu 4: Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu...

Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.

Bài giải:

Hệ tọa độ: gồm các trục tọa độ và vật mốc. Khi các trục vuông góc với nhau, ta gọi là hệ tọa độ Đề - các.

Hệ quy chiếu: gồm vật mốc, hệ tọa độ gắn với vật mốc, góc thời gian và đồng hồ.

Giải câu 5: Trường hợp nào sau đây có thể coi...

Trường hợp nào sau đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.

B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. Hai người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

D. giọt nước mưa lúc đang rơi.

Bài giải:

Chọn đáp án D.

Giải thích: Dựa vào khái niệm chất điểm để trả lời câu hỏi này.

Giải câu 6: Một người chỉ đường nói cho một...

Một người chỉ đường nói cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo con phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?

A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.

B. Cách dùng các trục tọa độ.

C. Dùng cả hai cách A và B.

D. Không dùng cả hai cách A và B.

Bài giải:

Chọn đáp án C.

Giải câu 7: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ...

Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?

A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn: t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

B. Khoảng cách đến ba san bay lớn: t = 0 là 0 giờ quốc tế.

C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc 0 giờ quốc tế.

Bài giải:

Chọn đáp án D.

Giải câu 8: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa...

Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?

Bài giải:

Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng kinh độ và vĩ độ địa lí.

Giải câu 9: Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút...

Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu, kim phút đuổi kịp kim giờ?

Bài giải:

Kim phút đuổi kịp kim giờ khi hai kim trùng nhau.

Khi kim phút đi được 1 vòng thì kim giờ đi được 1/12 vòng

Như vậy hiệu của 2 vận tốc của hai kim là: 1 - 1/12 = 11/12 vòng. 

Vào lúc 5 g 15', kim giờ cách mốc thứ 5 là 1/4 x 1/12 = 1/48 vòng. 

Khoảng cách giữa kim phút cách kim giờ là (2/12) + (1/48) = 9/48 vòng. 

Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ: (9/48 : 11/12) x 60 = 12 phút 16 giây.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Vật lí lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com